ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:29:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực của hai chị em mồ côi

Báo Cà Mau (CMO) Đã hơn nửa năm từ sau ngày mẹ qua đời vì đột quỵ, hai chị em Vi (Phan Thị Vi, Ấp 2, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) phải sống trong cảnh mồ côi, lẻ loi trong căn nhà lạnh lẽo. Sau những tiết học mệt mỏi trên lớp, cô gái 18 tuổi với dáng người nhỏ bé về nhà dọn dẹp căn phòng nhỏ và nấu cơm.

Vi vừa làm chị, vừa làm mẹ, làm cha chăm lo cho em gái mới 13 tuổi. Khó khăn là vậy, nhưng nghị lực, quyết tâm vượt khó chinh phục con chữ của chị em Vi làm nhiều người xúc động và cảm phục.

Dù mồ côi nhưng chị em Vi luôn nỗ lực phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập.

Được Hội Khuyến học huyện Thới Bình giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình em Phan Thị Vi, hiện đang học lớp 12, Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn. Vi là cô gái nhỏ nhắn, gương mặt hồn nhiên nhưng ánh mắt lại hiện lên bao nỗi lo toan của cuộc sống.

Mẹ Vi là cô Phạm Thị Dung, giáo viên Trường Tiểu học Trí Phải. Năm Vi lên 2 tuổi, cha em mất vì căn bệnh hiểm nghèo. Qua nhiều sóng gió, cô Dung đi thêm bước nữa nhưng số phận trớ trêu, sau khi đứa con gái thứ hai chào đời, người đàn ông đó lại nhẫn tâm bỏ đi, phó mặc cuộc sống khó khăn cho cô với 2 đứa con thơ.

Gia đình không đất sản xuất, mọi chi tiêu trong gia đình dựa vào đồng lương của cô Dung. Ý thức được giá trị của con chữ, dù khó khăn cô vẫn quyết tâm nuôi 2 con ăn học. Được sự dạy dỗ, động viên từ mẹ, cùng sự nỗ lực của chính bản thân, 2 con gái của cô Dung là em Phan Thị Vi và em Trần Thị Diễm Mi (học sinh lớp 6, Trường THCS Trí Phải) mỗi năm đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Tuy nhiên, bất hạnh bất ngờ ập đến gia đình Vi, mẹ Vi bất ngờ bị đột quỵ và mất đi, để lại hai chị em Vi trơ trọi, quạnh quẽ. Không họ hàng thân thích (vì quê ba mẹ đều ở miền Bắc), hai chị em Vi lại còn quá nhỏ để bươn chải giữa cuộc sống muôn màu này.

Giọng bùi ngùi, Vi tâm sự: “Mẹ là trụ cột trong gia đình, cũng là tấm gương cho hai chị em phấn đấu. Nhà em nghèo lắm, hồi trước ba mẹ con sống trong căn nhà lụp xụp, thiếu thốn đủ thứ. Mong muốn của mẹ là có được căn nhà để mẹ con được yên tâm làm việc và học tập. Rồi mong muốn ấy đã thành hiện thực khi gia đình được xét hỗ trợ Nhà mái ấm Công đoàn. Nhưng căn nhà còn đang xây dang dở thì mẹ mất... ".

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại gánh vác mọi thứ trong nhà, những buổi sinh hoạt, giao lưu cùng bạn bè của Vi ngày càng ít. Nhưng ngược lại, việc học của chị em Vi không hề xuống dốc. Vi tâm sự: “Có lúc em cảm thấy hụt hẫng, muốn nghỉ học đi làm lo cho em, nhưng nghĩ tới mong mỏi của mẹ lúc còn sống nên càng quyết tâm học thật tốt để sau này có được cái nghề nuôi bản thân và có điều kiện chăm sóc em gái”. Còn Diễm Mi trầm tư: “Em biết hoàn cảnh gia đình mình khó khăn, nhưng em muốn được đi học và cố gắng học giỏi để làm bác sĩ, không phụ lòng của mẹ”.

Vi cho biết, số tiền mẹ tích luỹ để lại giờ chỉ còn hơn 20 triệu đồng, mọi chi phí đều dựa vào đó. Dự tính sau khi tốt nghiệp THPT, Vi sẽ thi vào ngành Công nghệ thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu đậu, Vi sẽ vừa học, vừa làm để trang trải. Điều khiến Vi lo lắng và trăn trở nhất chính là đứa em gái còn quá nhỏ. Khi khuyên Vi nên đưa em gái vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, khoé mắt Vi đỏ hoe, rồi nghẹn ngào từng chữ: “Nghĩ tới ngày đó thấy thương nó quá”.

Thầy Nguyễn Huy Vượng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Nguyễn, chia sẻ: “Từ khi gia đình em Vi gặp sự cố, trường đã miễn hoàn toàn học phí cho em, hỗ trợ mọi điều kiện tốt nhất để em được đến trường, thực hiện ước mơ của mình”.

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng ước mơ về một tương lai tươi sáng luôn là động lực giúp chị em Vi vượt qua thử thách tiếp bước đến trường, chinh phục con chữ. Biết sẽ thật xa và gian nan nhưng có lẽ với chị em Vi chưa bao giờ là thôi hy vọng.

Kim Chi

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.