ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:28:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực vượt qua bệnh tật

Báo Cà Mau Khoảng hơn 1 năm trước, trong lúc lao động, anh Trần Văn Le (ấp Thăm Chơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), thấy mình mệt mỏi, đau ngực và các dấu hiệu ấy ngày một tăng kèm theo ho kéo dài. Chị Nguyễn Tuyết Lệ, vợ anh, nghĩ rằng anh bị cảm nên cứ đè ra cắt, cạo gió nhưng không hết. Sức khoẻ anh ngày càng tệ, sụt cân liên tục, chân tay thì bủn rủn không làm việc nổi, ai chỉ bài thuốc gì chị cũng làm cho anh uống nhưng bệnh không thuyên giảm.

Khoảng hơn 1 năm trước, trong lúc lao động, anh Trần Văn Le (ấp Thăm Chơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), thấy mình mệt mỏi, đau ngực và các dấu hiệu ấy ngày một tăng kèm theo ho kéo dài. Chị Nguyễn Tuyết Lệ, vợ anh, nghĩ rằng anh bị cảm nên cứ đè ra cắt, cạo gió nhưng không hết. Sức khoẻ anh ngày càng tệ, sụt cân liên tục, chân tay thì bủn rủn không làm việc nổi, ai chỉ bài thuốc gì chị cũng làm cho anh uống nhưng bệnh không thuyên giảm.

Anh đã tìm đến Khoa Phòng, chống các bệnh xã hội thuộc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời. Tại đây, với sự hướng dẫn tận tình của y, bác sĩ Tổ Lao, anh Le tiến hành làm các xét nghiệm, chụp X-quang và kết quả cho thấy anh đã mắc bệnh lao. Y sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó trưởng Khoa Phòng, chống các bệnh xã hội, Tổ trưởng Tổ Lao, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, thông tin, anh Trần Văn Le đến khám trong tình trạng xanh xao, gầy gò, tinh thần sa sút và tâm lý bối rối khi biết mình mắc bệnh.

Sau 6 tháng điều trị theo phác đồ, anh Trần Văn Le (giữa) đã hồi phục sức khoẻ.

Xuất phát từ tâm lý lo sợ căn bệnh này sẽ là nguồn lây đối với mọi người, bị mọi người xa lánh, không ít bệnh nhân sau khi được chẩn đoán nhiễm lao đã quyết định giấu bệnh và âm thầm điều trị. Ðiều này sẽ tạo ra nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, gây khó khăn trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân lao bị kháng thuốc. Ðược giải thích tận tình, anh Trần Văn Le đã gạt bỏ những mặc cảm để điều trị đúng phác đồ.

Ðược vợ, con quan tâm, xóm làng động viên, anh Le yên tâm điều trị bệnh. Anh Le tâm sự: “Khi biết mình mắc bệnh, tôi buồn lắm, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn hơn. Ðược sự quan tâm, tận tình chữa trị của y, bác sĩ, giờ đây tôi đã dần hồi phục sức khoẻ, thấy tự tin hơn khi gặp mọi người và hứa sẽ tiếp tục uống thuốc đến khi nào bác sĩ cho nghỉ thì thôi”.

Bệnh nhân lao đa số là người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Khó khăn càng tăng khi những bệnh nhân mắc lao không điều trị theo phác đồ hoặc tự điều trị, nghiêm trọng hơn là âm thầm giấu bệnh. Như thế, hậu quả để lại cho bản thân, gia đình và xã hội là rất lớn. Chính vì vậy, sự kiên trì, niềm tin vào y, bác sĩ và điều trị đúng phác đồ để vượt qua bệnh tật của anh Le thật đáng biểu dương, góp phần làm giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và cắt được nguồn lây nhiễm cho cộng đồng./.

Bài và ảnh: Diễm Ngọc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).