ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:32:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngọc Hiển - 20 năm phát triển

Báo Cà Mau Thời điểm tái lập và đi vào hoạt động, ngày 1/1/2004, huyện Ngọc Hiển đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: quy mô kinh tế nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, nhất là giao thông đường bộ; tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn...

Quyết tâm xây dựng quê hương, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Hiển đã phát huy truyền thống, đoàn kết, chung sức, chung lòng, năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế đạt tỷ lệ khá; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.947 tỷ đồng, tăng gấp 21,3 lần so với năm 2004; thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 55,7 triệu đồng, tăng gấp 8,2 lần năm 2004... Dịch vụ, du lịch có bước phát triển đáng kể. Khu Du lịch Ðất Mũi, Khai Long nổi tiếng cả nước, mỗi năm thu về hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách; sản xuất tôm giống và các loài thuỷ sản mỗi năm xuất trại khoảng 13 tỷ con, tăng gấp 10 lần so với năm 2004. Ðặc biệt, những năm gần đây, huyện đã thu hút được 12 dự án điện gió đăng ký đầu tư với nguồn vốn trên 13 ngàn tỷ đồng, trong đó có 4 dự án với công suất 650MW đã được cấp phép đầu tư...

Nền tảng thành tựu ở cột mốc 20 năm tái lập, hứa hẹn tương lai Ngọc Hiển tiếp tục bứt phá đi lên, xứng tầm huyện anh hùng cuối trời Tổ quốc.

Trung tâm Hành chính huyện Ngọc Hiển được xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu làm việc của đội ngũ cán bộ.

 

Giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. (Trong ảnh: Giờ chào cờ đầu tuần tại Trường THCS Bông Văn Dĩa, thị trấn Rạch Gốc).

 

Mô hình nuôi tôm phát triển mạnh. (Trong ảnh: Cánh đồng tôm siêu thâm canh ở xã Tân Ân).

 

Ðường Hồ Chí Minh, tuyến đường thông thương huyết mạch qua địa bàn Ngọc Hiển.

Đặc biệt, những năm gần đây huyện đã thu hút được 12 dự án điện gió đăng ký đầu tư, với nguồn vốn trên 13 ngàn tỷ đồng, trong đó có 4 dự án với công suất 650MW đã được cấp phép đầu tư. (Ảnh: Dự án điện gió Viên An)

Du lịch Đất Mũi nổi tiếng cả nước. Năm 2023, huyện thu hút được 800 ngàn lượt khách đến tham quan du lịch, doanh thu đạt 520 tỷ đồng.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.

Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).

Bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Có 38 ao nuôi cá chình, cá bống tượng, với 5,5 ha, mỗi ao nuôi 1.000 m2, ông Nguyễn Hữu Ánh, Ấp 3, xã Tân Thành, (TP Cà Mau), cho biết, từ khi thả con giống đến khi cá lớn, lúc mưa phải theo dõi thường xuyên, để cá không bị thất thoát. Khi đào ao, làm ao, làm liếp phải có độ ngả ra bên ngoài. Lưới rào được bà con nuôi cá chọn là lưới mành xanh, chiều cao của lưới gần 1 m là an toàn. Riêng ống thoát nước, chọn ống 42, đầu ống được hơ lửa, khoan lỗ nhỏ. Tại một số đường thoát nước, bà con cũng đặt lú để phòng ngừa cá thoát ra ngoài khi mực nước dâng. Mùa mưa, nước ao nuôi trong hơn, cá phát triển tốt, nên lượng thức ăn cần nhiều hơn.