ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 08:45:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hình tượng Đức Quốc Tổ và Vua Hùng ở Cà Mau

Báo Cà Mau Vua Hùng là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất cực Nam Tổ quốc, hình tượng Vua Hùng và Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân không chỉ được khắc ghi trong tâm khảm người dân Cà Mau mà còn hiện diện rõ nét qua nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng.

Tiêu biểu là Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Mũi Cà Mau-mảnh đất linh thiêng giữa trời biển, nằm cạnh Tượng Mẹ, nơi hằng năm tổ chức Lễ Giỗ Tổ (mùng 6/3 Âm lịch), thu hút đông đảo người dân và du khách về dâng hương tưởng niệm.

Đền thờ Đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Mũi Cà Mau, mảnh đất thiêng liêng nơi Cực Nam Tổ quốc, thu hút đông đảo du khách khắp nơi về thăm viếng.

Tượng thờ Đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Khu du lịch Mũi Cà Mau.

Toạ lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Trí Phải, Di tích Đền thờ Hùng Vương (Miếu Ông Vua) được hình thành gần 100 năm trước, nay là nơi tổ chức lễ hội trọng thể vào ngày 10/3 Âm lịch. Dù ai đi ngược về xuôi người dân Cà Mau cũng tề tựu về đây dâng hương giỗ tổ các vị Vua Hùng. Đây là dịp để bày tỏ lòng tri ân các vị vua đã dựng xây nên nền móng đất nước và nhớ về cội nguồn, về những trang sử hào hùng của dân tộc.

Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Hùng Vương, xã Trí Phải, tỉnh Cà Mau.

Dâng hương tưởng niệm Vua Hùng.

Không chỉ là lập đền thờ các vị vua hùng mà có nhiều tên đường, quảng trường, công viên, trường học mang tên Hùng Vương, tiêu biểu là Quảng Trường Hùng Vương, được điểm xuyết bằng nhiều biểu tượng văn hóa đặc sắc như Cây đờn kìm cách điệu, Nhà hát Cao Văn Lầu (hình tượng ba chiếc nón lá), thể hiện rõ bản sắc vùng đất phương Nam.

Quảng trường mang tên Hùng Vương- nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp, nhiều ý nghĩa mang biểu tượng văn hóa của Cà Mau như Biểu tượng văn hóa Cây đờn kìm cách điệu, Nhà hát Cao Văn Lầu.

Đặc biệt, tại Khu du lịch Nhà Mát, tọa lạc trên đường Bạch Đằng, phường Hiệp Thành, hình tượng Lạc Long Quân được tạc cao hàng chục mét, oai nghi giữa không gian vui chơi giải trí và bãi biển nhân tạo lớn nhất miền Tây. Khu du lịch Nhà Mát đã được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là một trong những điểm du lịch miền Tây tiêu biểu của tỉnh Cà Mau mới.

Mô phỏng hình tượng Lạc Long Quân sừng sững uy nghi cao hàng chục mét tại khu du lịch Nhà Mát, phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau.

Qua những công trình ý nghĩa ấy, có thể thấy, dù cách xa trung tâm đất nước, nhưng người Cà Mau vẫn luôn gìn giữ và phát huy giá trị tinh thần của quốc tổ Vua Hùng-biểu tượng kết nối quá khứ hào hùng với hiện tại năng động, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trên mỗi tấc đất quê hương.

Huỳnh Lâm

Diện mạo mới ở Công viên Hùng Vương

Sau khoảng thời gian được nâng cấp, cải tạo một số hạng mục, Công viên Hùng Vương (phường Tân Thành), nơi được xem như “lá phổi xanh” giữa lòng đô thị Cà Mau, nay khoác diện mạo mới, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa tạo điểm nhấn mỹ quan.

Sắc mới ở những miền quê Khmer

Sở hữu nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp cùng các lễ hội truyền thống độc đáo, đồng bào Khmer góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Cà Mau. Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và nỗ lực vươn lên của chính người dân, vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống đang từng ngày chuyển mình, khoác lên “chiếc áo mới” đầy rạng rỡ.

Giăng lưới cá sặt mùa mưa

Mưa bắt đầu từ giữa khuya, rả rích đến sáng. Những hạt mưa đầu mùa như tưới mát cả một khoảng trời khô hạn, làm mềm đất, làm đầy ruộng, và làm dậy mùi phù sa ngai ngái. Trong màn mưa nhoè nhoẹt, người đàn ông quê xách chiếc lưới trên tay, bước xuống ruộng, mương bắt đầu một mùa giăng cá sặt.

Sẵn sàng tâm thế, đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thời gian qua hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm cao. Theo đó, mọi công việc chuẩn bị cho ngày hợp nhất tỉnh đều đã sẵn sàng, với tâm thế phấn khởi, quyết tâm đưa tỉnh Cà Mau mới phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Ðảo ngọc nơi cực Nam

Cụm đảo Hòn Khoai - hòn ngọc trên biển Ðông nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), có diện tích trên 4 km2, bao gồm 5 đảo. Ðây là nơi ghi dấu mốc son lịch sử cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai do Anh hùng Phan Ngọc Hiển lãnh đạo giành thắng lợi trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Ngày 13/12/1940, ngày khởi nghĩa Hòn Khoai, được chọn làm ngày Truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân Cà Mau. Hòn Khoai được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia năm 1990.

Ấm áp mùa thi

Trong hai ngày 25-26/6, tại 17 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn tỉnh, hơn 1.600 lượt tình nguyện viên từ 34 đội hình “Tiếp sức mùa thi” đã đồng hành, sẻ chia, lan toả yêu thương bằng những hành động thiết thực và đầy cảm xúc.

Đồng hành cùng sĩ tử

Ngày 26/6, cùng với hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước, tỉnh Cà Mau có hơn 11.100 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ