ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:47:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngọc Hiển: Nhiều tuyến đường xuống cấp

Báo Cà Mau (CMO) Những năm gần đây, mạng lưới giao thông nông thôn tại huyện Ngọc Hiển không ngừng phát triển, người dân trong huyện rất đỗi vui mừng, vì từ đây, việc giao thương dễ dàng hơn; trẻ em được đến trường trên những con đường khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, qua thời gian dài sử dụng và do biến đổi khí hậu, triều cường dâng cao cộng với ý thức của người dân chưa cao, nên một số tuyến lộ xuống cấp, mặt lộ hư hỏng nhưng chậm được duy tu, sửa chữa khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Để đảm bảo nhu cầu đi lại cũng như việc giao thương hàng hoá cho người dân, đã qua, huyện Ngọc Hiển đầu tư xây dựng tuyến đường về trung tâm xã Viên An Đông, chiều dài 13 km, mặt lộ rộng 3,5 m. Tuy nhiên, qua hơn 6 năm sử dụng, mặt đường xuất hiện nhiều điểm xuống cấp, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

Nhiều đoạn lộ xuất hiện điểm sụp lún.

Đã có nhiều vụ tự té ngã, va chạm trên tuyến đường này, nguyên nhân là do vấp phải ổ gà, ổ voi trên đường. Người dân đi trên tuyến đường này cho biết, họ đã chứng kiến rất nhiều vụ vấp phải ổ gà và tự té ngã, gây chấn thương và hư hỏng nhiều phương tiện xe mô-tô, xe gắn máy. Ông Trần Văn Thắng, ngụ ấp Cây Me, xã Viên An, tâm sự: “Ban đêm thấy bà con cô bác chạy ngang té mấy lần rồi. Nước ngập, đường bể thành ổ gà, bà con khó khăn trong đi lại lắm”.

Tương tự, đoạn từ trung tâm huyện về xã Tam Giang Tây có chiều dài 20 km, mặt lộ rộng 3,5 m, được đưa vào sử dụng từ năm 2013. Qua thời gian xuất hiện nhiều điểm sạt lở và nhiều ổ gà. Nguyên nhân dẫn đến các điểm sạt lở và lộ xuống cấp trên là do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều khiến triều cường dâng cao làm ngập một số đoạn. Ngoài ra, các phương tiện tham gia giao thông có tải trọng lớn cũng góp phần làm các tuyến đường nhanh bị hư hỏng. Cộng với ý thức của người dân làm cống ngang đường để xổ vuông chưa đảm bảo nên tạo dòng chảy ăn đứt chân lộ. Từ đó lâu ngày tạo thành những hố sâu và nhiều ổ voi, ổ gà trên mặt lộ. Để cảnh báo các điểm sạt lở, người dân lấy nhánh cây và bao treo lên cho người đi đường dễ nhận biết. Ông Phạm Việt Khởi, ngụ ấp Đường Kéo, xã Tam Giang Tây, cho biết: “Tình trạng lộ xuống cấp ở các đầu cầu rất nhanh mỗi khi mưa xuống hoặc sau triều cường. Việc này gây trở ngại rất lớn cho người tham gia giao thông, nhất là những người ở xa, không quen đường”.

Ông Huỳnh Thắng Lợi, ấp Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, mong mỏi: “Bản thân tôi cũng như nhiều người dân khác mong chính quyền địa phương sớm có phương án sửa chữa tuyến đường này để người dân tham gia giao thông an toàn hơn. Tới mùa mưa, các tuyến đường này xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà làm chúng tôi té ngã, ảnh hưởng đến việc lưu thông trên đường”.

Nhằm giảm bớt tình trạng người dân đi lại khó khăn, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, các đơn vị được phân giao quản lý trực tiếp các tuyến lộ, cụ thể là UBND các xã thực hiện những biện pháp cấp bách, trước mắt khắc phục phần nào tình trạng lộ bị hư hỏng. Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây Lâm Trường Hải cho biết: “Lộ cấp VI đồng bằng về trung tâm xã Tam Giang Tây đã 7 năm nên xuống cấp, gây khó khăn trong việc đi lại của bà con. Với chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, xã kiến nghị các ngành chức năng sớm bố trí vốn để sửa chữa các tuyến lộ để đảm bảo việc đi lại thuận tiện cho bà con”.

Mặc dù hàng năm huyện xuất kinh phí hàng trăm triệu đồng để duy tu, sửa chữa tuyến đường này, nhưng tới mùa mưa là xuất hiện ổ gà, ổ voi trên đường. Huyện vừa đầu tư xây dựng mới cầu Đường Kéo, tạo điều kiện thuận tiện cho việc qua lại của người dân, không còn cảnh phải luỵ phà. Khi thông thương, nhiều phương tiện tham gia giao thông có tải trọng lớn chạy thường xuyên nên tuyến đường nhanh hư hỏng, cộng với việc nhiều phương tiện xe ben, xe cuốc cũng tham gia lưu thông làm cho lộ xuống cấp nhanh hơn.

Ông Nguyễn Quốc Điền, ấp Dinh Củ, xã Tam Giang Tây, tâm sự: "Tuyến đường này nhỏ nhưng xe có trọng tải lớn chạy nhiều lắm, có khi qua mặt nhau rất khó khăn. Lượng xe có trọng tải lớn chạy thường xuyên dẫn đến tuyến lộ xuống cấp nghiêm trọng”.

Hiện nay, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn khắc phục tạm thời để xe lưu thông. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có thời gian và nguồn vốn để sửa chữa. Song song với việc đầu tư xây dựng mới, thiết nghĩ, cần quan tâm đúng mức đến việc sửa chữa các con lộ xuống cấp, hư hỏng để việc giao thương, mua bán của người dân dễ dàng, thuận lợi hơn./.

Huỳnh Tứ

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.