(CMO) Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực. Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã nhấn mạnh: “Bên cạnh tài nguyên nước ngọt, cần coi nước lợ, nước mặn là nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế…”.
Huyện Ngọc Hiển nằm tiếp giáp với biển nên toàn bộ nguồn nước mặt (nước sông, rạch) là nước lợ, nước mặn. Sinh hoạt, sản xuất, các dịch vụ... trên địa bàn huyện sử dụng nguồn nước ngầm.
Ông Trương Hải Triều, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau - Chi nhánh Cấp nước Ngọc Hiển, cho biết: “Nguồn nước ngầm ở Ngọc Hiển phân chia thành 7 tầng, có độ sâu từ 36,6-415 m, nguồn nước đang được khai thác sử dụng hiện nay chủ yếu là từ tầng 2 đến tầng 3 (có độ sâu từ 89-172 m). Chất lượng nước nhìn chung tốt, không bị nhiễm mặn, đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất.
Ðối với vùng nuôi trồng thuỷ sản như Ngọc Hiển, nguồn tài nguyên nước mặn thiên nhiên đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế địa phương. Nguồn nước này giúp người dân nuôi tôm công nghiệp, nuôi thuỷ hải sản sinh thái phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh.
Ðặc biệt, nhờ có nguồn nước mặn từ thiên nhiên, huyện đã hình thành nên vùng nuôi tôm sinh thái rộng lớn, được các tổ chức quốc tế công nhận hơn 14.000 ha. Ðây cũng là hướng phát triển kinh tế bền vững của huyện thời gian tới. Ðồng thời, nhờ có nguồn nước mặn mà Ngọc Hiển phát triển khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Nguồn tài nguyên nước mặn thiên nhiên đóng vai trò không thể thiếu trong việc phát triển rừng ngặp mặn của địa phương. |
Nguồn tài nguyên nước biển ở huyện Ngọc Hiển có đủ độ mặn, đáp ứng cho việc nuôi artemia, thức ăn chính cho con tôm giống. |
Sản xuất tôm giống từ nguồn tài nguyên nước của huyện Ngọc Hiển. |
Nhờ vào nguồn nước mặn từ thiên nhiên, Ngọc Hiển hình thành vùng nuôi tôm sinh thái rộng lớn, trong đó, diện tích được các tổ chức quốc tế công nhận hơn 14.000 ha. |
Người dân Tân Ân, Rạch Gốc nhờ có nguồn tài nguyên nước mặn để nuôi tôm công nghiệp mà làm giàu cho gia đình và quê hương. |
Huỳnh Lâm thực hiện