Hoà quyện bởi các vị ngọt, thơm, béo, món cốm gạo ngào đường là món ăn ưa thích của mọi người, đặc biệt là trẻ em nông thôn xưa. Đây là món ăn đơn giản, dễ làm, những nguyên liệu rất dễ tìm, giá rẻ. Nhưng để làm được mẻ cốm ngon, với vị ngọt, độ giòn… hợp khẩu vị mọi người, cần có sự tỉ mỉ qua nhiều công đoạn.
Hoà quyện bởi các vị ngọt, thơm, béo, món cốm gạo ngào đường là món ăn ưa thích của mọi người, đặc biệt là trẻ em nông thôn xưa. Đây là món ăn đơn giản, dễ làm, những nguyên liệu rất dễ tìm, giá rẻ. Nhưng để làm được mẻ cốm ngon, với vị ngọt, độ giòn… hợp khẩu vị mọi người, cần có sự tỉ mỉ qua nhiều công đoạn.
Hiện nay cốm ngào không còn phổ biến nữa, nhất là trong những ngày đám, tiệc, lễ, Tết. Nhưng ở vài nơi còn nhiều gia đình vẫn giữ lại nét truyền thống làm cốm gạo. Báo Cà Mau xin giới thiệu đến độc giả cách làm món ăn truyền thống này, từ gia đình chị Hồ Thị Liễu, phường Tân Thành, TP Cà Mau, một trong những gia đình có truyền thống làm cốm lâu năm./.
Cốm gạo mới “thụt”, hạt cốm còn xốp, nhưng để tạo độ giòn tan cho cốm thì khi mang về phải đem rang sơ một lượt nữa. |
Các nguyên liệu: đường, chanh, dầu ăn, đậu phộng, gừng, mạch nha được chuẩn bị sẵn. Khi hỗn hợp nước đường, dầu, chanh, mạch nha bắt đầu sôi và chuyển vàng thì cho hết các nguyên liệu vào trộn. |
Những sợi gừng tươi, xắt từng lát mỏng để khi ăn không còn vị cay đậm, đậu phộng rang vàng được chuẩn bị sẵn. Đây là những nguyên liệu tạo nên mùi vị đặc trưng của món cốm ngào đường. |
Sự khéo léo khi trộn các nguyên liệu vào với nhau, nếu không tập trung quan sát, mẻ cốm sẽ không đều, các nguyên liệu rời rạc, không ngon. |
Khánh Phương thực hiện