ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 1-7-24 16:00:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người dân nông thôn thích ứng với thanh toán số

Báo Cà Mau Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Có thể thấy, hình thức thanh toán trực tuyến đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành kinh tế số. Tại huyện Ngọc Hiển, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành thói quen của người dân nông thôn.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin, huyện đang dồn lực để đồng bộ các giải pháp thực hiện chuyển đổi số, từng bước nâng cao vai trò hạt nhân của cán bộ, công chức, viên chức trong chuyển đổi số, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân cùng thực hiện.

Tính đến nay, huyện Ngọc Hiển có 99,75% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lắp đặt mã QR thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng thường xuyên; tỷ lệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thường xuyên đạt 100%; tỷ lệ người lao động trong độ tuổi được hướng dẫn cài đặt ứng dụng (app) thanh toán không dùng tiền mặt đạt 63,83%.

Người dân đã quen dần với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Ðể giúp người dân tiếp cận với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, các tổ công nghệ số cộng đồng đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hướng dẫn sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử để giao dịch trong mua bán hàng hoá và cài đặt các app thanh toán điện tử cho người dân như VNPT Money, Viettel Money... Qua đó, từng bước thay đổi hành vi, thói quen của người dân, góp phần xây dựng thành công kinh tế số, xã hội số trong tương lai.

Tổ công nghệ số cộng đồng huyện Ngọc Hiển cùng các đơn vị: VNPT, Viettel hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán số.

Bà Lưu Kim Chúc, Tổ hợp tác Mắm tôm, ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, cho biết, trước đây cơ sở chủ yếu bán hàng trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt nên tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại của khách hàng. Từ khi cài đặt app thanh toán điện tử, mọi giao dịch mua bán đều được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, chỉ cần vài phút thao tác trên điện thoại thông minh là có thể nhận được tiền mà không phải đến trụ sở ngân hàng.

“Tôi thấy việc thực hiện chuyển khoản rất tiện lợi cho người dân nông thôn, mỗi người nên làm quen và sử dụng thường xuyên, bởi chỉ cần ngồi tại nhà là có thể chuyển tiền nhanh chóng, thuận tiện cho việc buôn bán, kinh doanh, hạn chế sai sót khi giao dịch bằng tiền mặt”, bà Chúc nhìn nhận.

Cơ sở của chị Nguyễn Hồng Ðạm, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc chuyên mua bán các mặt hàng đặc sản của địa phương. Theo chị Ðạm, đổi mới hình thức bán hàng để bắt kịp với xu hướng hiện nay trên môi trường số là yếu tố rất quan trọng, đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải linh hoạt trong áp dụng các nền tảng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu, cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Hồng Ðạm kết hợp quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mới.

Những sản phẩm của cơ sở được chị Ðạm cập nhật, đăng tải hình ảnh hằng ngày và phát trực tiếp qua các kênh: Facebook, TikTok, Zalo... giúp khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau, tăng sản lượng bán ra cũng như mở rộng thêm đối tượng khách hàng ở mỗi nơi.

Chị Ðạm cho biết: “Nhờ giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội, doanh thu của cơ sở tăng gấp đôi. Trước đây cơ sở chỉ bán trực tiếp cho những khách hàng đặt số lượng lớn đến tận nơi lấy hàng. Từ khi thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh, lượng khách tăng nhiều hơn trước, kể cả khách nước ngoài cũng có thể mua sản phẩm của mình và được gởi qua các công ty vận chuyển giao hàng nhanh chóng, tiện lợi đến tay khách hàng”.

Ðặc biệt là việc thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện trong các hoạt động đời sống, sản xuất và kinh doanh như đi chợ, mua sắm, chỉ cần quẹt thẻ, quét mã QR hoặc dùng điện thoại để chuyển khoản... được duy trì thường xuyên để người dân thay đổi thói quen từ trực tiếp sang thanh toán điện tử.

Ông Bùi Văn Chương, Giám đốc Hợp tác xã Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây, nhờ bán hàng qua nền tảng số, đạt doanh thu mỗi năm hơn 10 tỷ đồng, tăng hơn 5 tỷ đồng so với phương thức bán hàng truyền thống.

Ông Lê Chí Thắng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện, cho biết: “Hiện nay, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn huyện đạt 80% và tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng mạng Internet (không dây và có dây) đạt trên 80%. Ðối với việc ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, chúng tôi đã cài đặt cho 10 ngàn thuê bao di động, trong đó có khoảng 1 ngàn người sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhân rộng mô hình chợ 4.0 trên địa bàn các xã, thị trấn để người dân có thể thực hiện thường xuyên, quen dần với thanh toán trên môi trường số”.

Ông Trần Hoàng Lạc thông tin thêm, để thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số, bên cạnh đầu tư hạ tầng và các ứng dụng số thì rất cần sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân. Huyện cũng đề ra mục tiêu năm 2024 phấn đấu có 15% với khoảng 10 ngàn hộ dân đăng ký và sử dụng chữ ký số, thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt; đăng ký, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến qua hệ thống mạng đạt từ 45% trở lên./.

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Từ 15/6 kinh doanh vàng phải xuất hoá đơn điện tử

Tại cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hoá đơn điện tử (HÐÐT) trong hoạt động kinh doanh, mua bán vàng. Ðồng thời, ấn định thời gian cụ thể là sau ngày 15/6/2024, doanh nghiệp (DN) nào không thực hiện HÐÐT kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép.

Người dân nông thôn thích ứng với thanh toán số

Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Có thể thấy, hình thức thanh toán trực tuyến đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành kinh tế số. Tại huyện Ngọc Hiển, việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và trở thành thói quen của người dân nông thôn.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Ứng dụng số - Nâng chất hoạt động phụ nữ

Xác định chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, giúp phụ nữ TP Cà Mau thay đổi cách thức làm việc cũng như phương thức sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, thời gian qua, hội phụ nữ các cấp TP Cà Mau đẩy mạnh thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ và người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ số.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Tiện ích gắn mã QR trên bảng tên đường

Ðể Nhân dân và khách du lịch có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới, kết cấu tuyến đường và công trình công cộng, cùng tiểu sử của nhân vật, sự kiện... được đặt tên cho tuyến đường, tháng 2 năm nay, TP Cà Mau đã triển khai việc lắp đặt, gắn QR Code lên các bảng chỉ tên đường.

Phát triển kinh tế số

Để phát triển kinh tế số (1 trong 3 trụ cột chính của nhiệm vụ chuyển đổi số), các ngành chức năng TP Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.