ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:23:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh toán “chớp nhoáng” bằng thiết bị đeo tay

Báo Cà Mau Thế giới công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống và mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ, tiện lợi hơn. Trong lĩnh vực thanh toán, sự ra đời của các thiết bị đeo tay như đồng hồ thông minh hay vòng tay thông minh đang dần thay thế cho ví tiền và thẻ ngân hàng truyền thống. Chỉ với một cú chạm nhẹ nhàng, người dùng có thể hoàn tất thanh toán cho mọi giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Xu hướng Tap & Pay

Chị Võ Thanh Tố, Trưởng phòng Tổng hợp, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT Telecom chi nhánh Cà Mau, chia sẻ: “Thay vì mang theo ví tiền hay thẻ ngân hàng, mình chỉ cần sử dụng đồng hồ thông minh được tích hợp công nghệ thanh toán không tiếp xúc để thực hiện giao dịch. Việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, chỉ với một cú chạm nhẹ nhàng, không cần nhập mật khẩu hay ký tên”.

Thiết bị đeo tay thông minh được tích hợp công nghệ NFC cho phép thanh toán không tiếp xúc. Khi người dùng đưa đồng hồ đến gần máy POS có hỗ trợ thanh toán NFC, giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng và an toàn chỉ trong vài giây. Mọi thứ được tích hợp gọn nhẹ trên cổ tay của người dùng. Hầu hết các cửa hàng chấp nhận thanh toán không tiếp xúc.

“Phương thức thanh toán này mang đến sự tiện lợi tối đa, giúp tôi dễ dàng thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi tôi tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời”, chị Tố bày tỏ.

Người dùng có thể dễ dàng thanh toán bằng đồng hồ thông minh tại cửa hàng. (Ảnh chụp tại FPT Shop, Phường 5, TP Cà Mau).

Ngày 22/11/2023, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức ghi dấu ấn trên thị trường thanh toán Việt Nam với việc ra mắt dịch vụ Garmin Pay - giải pháp thanh toán không tiếp xúc trên các thiết bị đồng hồ thông minh Garmin. Ðây là bước tiến đột phá, khẳng định vị thế dẫn đầu của VPBank trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, mang đến trải nghiệm thanh toán tiện lợi và an toàn cho khách hàng. VPBank tiên phong kiến tạo hệ sinh thái ví thanh toán Tap & Pay toàn diện, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thanh toán tiện lợi và an toàn nhất. Với sự bổ sung mới nhất - Garmin Pay, VPBank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp trọn bộ giải pháp ví thanh toán không giới hạn trên nền tảng Android và iOS.

Hệ sinh thái Tap & Pay điển hình các ứng dụng: Apple Pay thanh toán nhanh chóng, dễ dàng với iPhone, iPad và Apple Watch. Người dùng có thể dễ dàng thanh toán tại cửa hàng, thanh toán trong ứng dụng hoặc trên website bằng cách sử dụng Apple Pay. Song song đó, Samsung Pay cũng có dịch vụ thanh toán di động tương tự như Apple Pay, biến điện thoại Samsung thành ví thanh toán thông minh được tích hợp trên các thiết bị Samsung như Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy Watch; hay Google Pay thanh toán tiện lợi trên các thiết bị Android tích hợp nhiều tính năng ưu việt; Garmin Pay thanh toán trực tiếp từ đồng hồ thông minh Garmin như Garmin Forerunner, Garmin Fenix.

Ðại diện VPBank, ông Phùng Duy Khương, Phó tổng Giám đốc Thường trực, chia sẻ: “Việc triển khai Garmin Pay nằm trong chiến lược số hoá mạnh mẽ của VPBank, hướng đến thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và nâng tầm trải nghiệm của khách hàng. Xu hướng thanh toán Tap & Pay đang ngày càng phát triển, Garmin Pay sẽ góp phần mang đến cho người dùng một giải pháp thanh toán mới mẻ, an toàn, tiện lợi và thuận tiện hơn bao giờ hết”.

Với Tap & Pay, người dùng hoàn toàn yên tâm thanh toán nhanh chóng và tiện lợi dù không có Internet. Ông Lê Quán Thượng, Giám đốc VPBank chi nhánh Cà Mau, cho hay: “Công nghệ NFC tiên tiến cho phép kết nối cảm ứng từ trường đồng hồ đeo tay thành công cụ thanh toán “thần kỳ” ngay cả khi offline. Bên cạnh đó, thanh toán qua đồng hồ thông minh bảo mật tối đa thông tin cá nhân, dữ liệu và giao dịch của người dùng. Số thẻ được mã hoá và không bao giờ chia sẻ với người bán, đảm bảo an toàn tuyệt đối và ngăn chặn rò rỉ thông tin”.

Nhỏ gọn, tiện lợi

Thiết bị đeo tay thông minh được trang bị các tính năng bảo mật tiên tiến như: mã PIN, mật khẩu, nhận diện khuôn mặt, để đảm bảo an toàn cho giao dịch. Ngay cả khi thiết bị bị mất hoặc đánh cắp, kẻ gian cũng không thể truy cập vào thông tin tài khoản của người dùng.

Vào Ứng dụng ngân hàng số kích hoạt sử dụng thanh toán bằng đồng hồ thông minh. (Ảnh chụp màn hình)

Chị Lê Thị Thanh Quyền, Khóm 6, Phường 8, TP Cà Mau, người dùng đồng hồ thông minh Garmin, cho biết: “Khi tháo đồng hồ khỏi tay hoặc tắt theo dõi nhịp tim, thì mình cần nhập mật khẩu để tiếp tục thanh toán, đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch. Nếu nhập sai mật khẩu 3 lần, thiết bị sẽ tự động khoá ví, bảo vệ tài khoản khỏi truy cập trái phép. Nếu quên mật khẩu, mình có thể dễ dàng đặt lại thông qua ứng dụng, để nhanh chóng tiếp tục sử dụng ví”.

Tuy nhiên, phương thức thanh toán mới này cũng tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết để phát triển rộng rãi. Chị Dương Thuỳ Linh, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) chi nhánh Cà Mau, cho rằng: “Hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất cung cấp thiết bị đeo tay với các hệ điều hành và công nghệ thanh toán khác nhau, khiến cho việc thanh toán bằng thiết bị đeo tay chưa được thống nhất, gây khó khăn cho người dùng và các điểm bán hàng. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán chưa hoàn thiện, bởi không phải tất cả các điểm bán hàng đều chấp nhận thanh toán bằng thiết bị đeo tay. Ngoài ra, thiết bị đeo tay có tích hợp công nghệ thanh toán giá bán cao hơn so với các thiết bị thông thường, hạn chế khả năng tiếp cận của người dùng”.

Dù vậy, thanh toán bằng thiết bị đeo tay được dự đoán là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn trải nghiệm thanh toán hiện đại và nhanh chóng. Do đó, để thanh toán bằng thiết bị đeo tay được áp dụng rộng rãi, cần có sự nỗ lực từ các nhà cung cấp dịch vụ, các điểm bán hàng và người dùng./.

 

Việt Mỹ

 

Nền tảng số - Rộng mở đầu ra cho sản phẩm OCOP

Huyện Ngọc Hiển có 21 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, cung ứng mỗi năm hàng trăm tấn thành phẩm cho người tiêu dùng. Bên cạnh mua bán truyền thống, các chủ thể từng bước ứng dụng hiệu quả nền tảng số để mở rộng kênh phân phối. Trên các sàn thương mại điện tử, trang web mua sắm trực tuyến, mạng xã hội... sản phẩm OCOP của địa phương được quảng bá, giới thiệu rộng rãi, lượng khách hàng tương tác ngày càng tăng, sức tiêu thụ ổn định, giúp các chủ thể yên tâm, đẩy mạnh sản xuất.

Giúp nông dân tiếp cận sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bưu điện TP Cà Mau đã phối hợp với Hội Nông dân thành phố hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hoạt động này góp phần vào việc xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, tạo ra chuỗi giá trị bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp.

Xây dựng hội viên phụ nữ thành công dân số

Năm 2024 là năm quan trọng thực hiện khâu đột phá và chủ đề năm “Tăng cường ứng dụng CNTT - Chuyển đổi số trong tổ chức sinh hoạt Hội” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau.

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Tắt sóng 2G vẫn đảm bảo quyền lợi người dùng

Theo lộ trình, cả nước sẽ tắt sóng 2G từ tháng 9/2024, các điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G (2G only) sẽ không được sử dụng trên mạng lưới. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất buộc các thiết bị di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ từ 4G trở lên. Theo đó, từ ngày 1/7/2021, cả nước dừng nhập khẩu đối với điện thoại 2G only.

“Em an toàn hơn cùng Google”

Xã hội hiện đại, trẻ em dễ dàng tiếp cận và sử dụng thông thạo điện thoại thông minh, các ứng dụng Internet vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, môi trường mạng phức tạp, trẻ dễ dàng bị dẫn dụ, thu hút bởi nhiều thông tin chưa phù hợp độ tuổi, gây nên những sai lầm không đáng có. Do đó, trẻ cần được trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn trên không gian này.

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðịnh hình sự đổi mới trong ngành bán lẻ

Kinh tế số đã tạo ra những thay đổi trong ngành bán lẻ. Người tiêu dùng ngày nay có thể mua sắm bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Ðiều này đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử (TMÐT) và các nền tảng mua sắm trực tuyến, từ đó thay đổi cách thức kinh doanh của các nhà bán lẻ.

Chuyển đổi số báo chí - Khởi đầu ấn tượng

Tỉnh Cà Mau hiện nay có 3 cơ quan báo chí, là Báo Cà Mau, Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau và Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Các cơ quan báo chí và lực lượng người làm báo Cà Mau luôn thể hiện tinh thần dấn thân, nhiệt huyết, trách nhiệm gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động để hoàn thành sứ mệnh làm cầu nối chuyển tải; cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin toàn diện về đời sống xã hội nhanh, kịp thời, chính xác và chính thống. Kế thừa truyền thống báo chí đầy tự hào, trên nền tảng của những thành tựu đạt được, báo chí Cà Mau đang hoà dòng mạnh mẽ vào xu thế chuyển đổi số (CÐS).

Kiến tạo một Cà Mau Online bằng công nghệ 3D

Website camau360.com đã đi vào hoạt động được 6 tháng với những kết quả khả quan cùng tiềm năng đầy hứa hẹn trong tương lai để tạo ra một Cà Mau Online.