ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-7-25 00:21:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người “giữ hồn” nghệ thuật Nhạc trống lớn

Báo Cà Mau Ông Hữu Văn Kel, Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô (xã Hồ Thị Kỷ) vinh dự là 1 trong 15 cá nhân của tỉnh Cà Mau vừa được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực Di sản văn hoá phi vật thể lần thứ IV-2025, thuộc loại hình “Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc trống lớn của người Khmer”. 

Ông Hữu Văn Kel sinh năm 1968, trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, ông nội và cha là những nghệ nhân tham gia biểu diễn sân khấu Dù kê, Nhạc trống lớn ở tại địa phương. Từ nhỏ ông Kel thường theo cha trong các buổi biểu diễn ở các lễ cưới, Tết, tang lễ và niềm đam mê với Nhạc trống lớn lớn dần trong ông.

Cha mất, trước nỗi lo âm nhạc truyền thống của dân tộc Khmer nói chung, Nhạc trống lớn nói riêng mai một, năm 1986, ông Kel đứng ra vận động, tập hợp các thành viên đam mê, am hiểu về loại hình nghệ thuật này để truyền dạy và thành lập Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô. Đội nhạc hiện có trên 20 thành viên, trong đó có khoảng 10 thành viên sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ.

Nghệ nhân ưu tú Hữu Văn Kel truyền dạy cách sử dụng nhạc cụ truyền thống của đồng bào Khmer cho thế hệ trẻ.

Là đảng viên tiên phong gìn giữ văn hoá truyền thống của dân tộc, ông Hữu Văn Kel càng tự hào hơn khi năm 2022, nghệ thuật Nhạc trống lớn của người Khmer ở Cà Mau được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Điều này càng nhân lên tình yêu, sự quyết tâm bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này trong cộng đồng ở ông Kel.

Ông Hữu Văn Kel tập hợp các thành viên Đội Nhạc trống lớn tập luyện để tham gia biểu diễn phục vụ các dịp lễ, Tết ở địa phương và các cuộc thi trong, ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, với vai trò thành viên Ban Hoằng pháp chùa Rạch Giồng từ năm 1994 đến nay, ông Kel đã góp phần cùng nhà chùa và địa phương mở các lớp dạy chữ Khmer vào mỗi dịp hè. Việc làm ý nghĩa có quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Khmer, đồng thời giúp thế hệ trẻ hiểu biết và gìn giữ tiếng nói, chữ viết dân tộc.

Ông Hữu Văn Kel là người thầy tận tâm dạy chữ Khmer con cho em đồng bào dân tộc vào mỗi dịp hè.

Trải qua hơn 39 năm thực hành và truyền dạy nghệ thuật Nhạc trống lớn, ông Hữu Văn Kel đã nắm vững rất nhiều bài bản, làn điệu thuộc lĩnh vực nghệ thuật sinh hoạt cộng đồng như: Rom vong, Saravan, Lămleo, nhạc sân khấu Dù kê... Ngoài ra, ông Kel còn phối hợp cùng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau, tham gia các buổi biểu diễn, giao lưu văn hoá, văn nghệ nhân các Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ ở các tỉnh, thành, góp phần mang về nhiều giải thưởng cao cho tỉnh nhà.

Với sự cống hiến và tiên phong trong việc gìn giữ, phát huy giá trị nghệ thuật Nhạc trống lớn của dân tộc Khmer, ông Hữu Văn Kel vinh dự nhận được bằng khen của UBND tỉnh.

Với niềm đam mê, tâm huyết, sự cống hiến không mệt mỏi, ông Hữu Văn Kel đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng Bằng khen có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật trình diễn dân gian "Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer" năm 2022; cùng nhiều giấy khen ghi nhận sự đóng góp tích cực của ông trong các hoạt động giao lưu, hội thi, liên hoan văn hoá - văn nghệ Khmer Nam Bộ trong và ngoài tỉnh gần 40 năm qua. Đội trưởng Đội Nhạc trống lớn ấp Cây Khô này rất xứng đáng với danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Loan Phương

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.

Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng

​“Một gia đình hạnh phúc là khi tất cả các thành viên đều hướng về nhau. Cùng quan tâm, cùng vun vén gìn giữ gia đình”.

Lướt mạng xã hội

Dân mạng Bạc Liêu vừa hân hoan, vừa luyến lưu trước thời khắc về với “mái nhà chung” Cà Mau