ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 11:12:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Báo Cà Mau Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Nghệ nhân Hữu Văn Kel năm nay đã 59 tuổi, nhưng ông không ngừng nỗ lực trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc của đồng bào dân tộc mình. Ngoài là Ðội trưởng Ðội Nhạc trống lớn, ông Kel còn là Ðội trưởng Ðội trống Sa-dăm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh hoạt văn hoá dân gian của ấp Cây Khô; người uy tín trong phum, sóc; là giáo viên dạy chữ Khmer tại địa phương. Ông vốn là người xuất thân từ tu học, am hiểu sâu sắc nguồn cội, truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào Khmer, bản thân ông luôn tâm huyết giữ gìn văn hoá bản sắc dân tộc mình. Ông đang nhận nhiệm vụ cất giữ các thể loại nhạc cụ dân tộc.

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ông Hữu Văn Kel không ngừng truyền đạt cho thế hệ trẻ những điệu múa truyền thống của dân tộc, đặc biệt để phục vụ trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2025.

Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ông Hữu Văn Kel không ngừng truyền đạt cho thế hệ trẻ những điệu múa truyền thống của dân tộc, đặc biệt để phục vụ trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2025.

Ðặc biệt, trong những ngày trước khi diễn ra Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025, ông Hữu Văn Kel còn tổ chức dạy cho con em đồng bào dân tộc những điệu múa truyền thống nhằm phục vụ văn nghệ góp vui trong 3 ngày Tết.

Trong ngôi nhà nhỏ của gia đình Nghệ nhân Hữu Văn Kel bao giờ cũng vậy, các nhạc cụ được ông cất giữ ngăn nắp và bảo quản rất chú đáo để khi có khách đến tham quan dễ nhìn, tiếp cận tìm hiểu. Bên cạnh đó, khi bà con gần xa có nhu cầu, ông Kel luôn sẵn sàng phục vụ hết mình. Mới đây, ông được Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tặng nhiều trang phục truyền thống Khmer cùng một số dụng cụ văn hoá và tủ để cất giữ đảm bảo an toàn.

Nhạc cụ được Nghệ nhân Hữu Văn Kel cất giữ, bảo quản cẩn thận, ngăn nắp.

Nhạc cụ được Nghệ nhân Hữu Văn Kel cất giữ, bảo quản cẩn thận, ngăn nắp.

Nói về công tác bảo tồn văn hoá dân tộc, Nghệ nhân Hữu Văn Kel cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, nhiều lo ngại về văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc sẽ dần mai một nếu thiếu sự góp sức của các thế hệ trẻ. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để gìn giữ, phát huy được các giá trị văn hoá dân tộc mình, giúp bà con hiểu rõ hơn, nhất là lớp trẻ để họ không quay lưng với văn hoá truyền thống mà cha ông đã dày công tạo dựng, trao truyền đến nay. Ðặc biệt, nhạc cụ trống lớn thường được sử dụng trong các sự kiện trọng đại diễn ra tại phum, sóc và trong các ngôi chùa Nam tông Khmer. Vì vậy, công tác bảo tồn và gìn giữ hết sức cần thiết”.

“Ðến nay, gần 30 năm gắn bó với nghề này cũng chính vì tôi quá đam mê sau khi cha và những người lớn tuổi đều qua đời, tôi quyết tâm thành lập lại đội nhạc cụ, trong đó có nhạc trống lớn. Ngoài ra, tôi còn tập cho các em, các cháu những điệu múa truyền thống (Ram vong, Saravan, Lâm leo...). Tôi mong muốn có người kế thừa, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay để góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Không chỉ riêng thể loại nhạc trống lớn mà những gì là bản sắc dân tộc ông cha ta để lại mình phải cùng nhau gìn giữ và phát huy”, ông Kel chia sẻ./.

 

Danh Ðiệp

 

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).