ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:11:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà bên kia sông

Báo Cà Mau Con lộ lớn nằm ven sông chạy dọc theo địa phận khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời nối liền thị trấn về hướng TP Cà Mau. Mỗi ngày, hàng ngàn lượt xe tải, xe ô-tô trọng tải lớn có, nhỏ có, rồi xe gắn máy vận chuyển hàng hoá, hành khách qua con đường này tấp nập. Nhiều người dân sống ven hai bên lộ cũng khá giả lên nhờ vào công việc buôn bán phục vụ cho nhu cầu khách qua đường. Nhà cửa mọc lên san sát, những đứa trẻ ở đây giờ cũng có nhiều bạn bè hàng xóm hơn trước, sáng sớm là gọi nhau í ới đi học, chiều về lại tụ tập học nhóm hay chạy xe đạp sang nhà chúng bạn chơi…

Con lộ lớn nằm ven sông chạy dọc theo địa phận khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời nối liền thị trấn về hướng TP Cà Mau. Mỗi ngày, hàng ngàn lượt xe tải, xe ô-tô trọng tải lớn có, nhỏ có, rồi xe gắn máy vận chuyển hàng hoá, hành khách qua con đường này tấp nập. Nhiều người dân sống ven hai bên lộ cũng khá giả lên nhờ vào công việc buôn bán phục vụ cho nhu cầu khách qua đường. Nhà cửa mọc lên san sát, những đứa trẻ ở đây giờ cũng có nhiều bạn bè hàng xóm hơn trước, sáng sớm là gọi nhau í ới đi học, chiều về lại tụ tập học nhóm hay chạy xe đạp sang nhà chúng bạn chơi…

Cách một con sông nhỏ nhưng bên kia sông nhà cửa thưa thớt, đìu hiu, bao bọc xung quanh nhà người dân là những bụi dừa nước mọc um tùm. Do không có lộ xi-măng và cầu bắc qua sông nên người dân sinh sống bên kia sông dùng những chiếc xuồng nhỏ hay phà tự chế để qua lại hằng ngày. Nhiều hộ dân nơi đây có cuộc sống khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: không có đất sản xuất, không có việc làm ổn định, không có vốn sản xuất, do con đông, do mất sức lao động… Trong xóm này, có gia đình anh Nguyễn Út Anh nghèo do hội đủ các lý do trên.

Gia đình anh Nguyễn Út Anh vừa được chính quyền địa phương xét xây dựng căn nhà vì người nghèo.

Mặc dù chỉ mới ngoài 30 nhưng chị Nguyễn Thị Tân (vợ Út Anh) trông già hơn nhiều so với tuổi. Dáng chị khắc khổ, xanh xao, tiều tuỵ vì bệnh tật và mưu sinh. Mang trong người bệnh suy tim, vậy mà gần sáu năm nay, dù nắng hay mưa, từ sáng sớm, ngày nào chị cũng phải rong ruổi khắp nơi để bán vé số. Công việc mang lại nguồn thu nhập duy nhất để nuôi sáu miệng ăn trong gia đình. Mùa nắng tuy vất vả nhưng vẫn bán được, còn mùa mưa, buôn bán ế ẩm, lâu lâu chị Tân lại lên cơn mệt tim, ngất xỉu ngay trên đường.

Anh Út Anh cũng không khá hơn vợ. Do trước đây phải đi làm mướn, lao động nặng đủ nghề, từ bóc vác, đào đất mướn đến ngư phủ ở cửa biển Sông Ðốc, khi ốm đau thuốc thang không đủ nên sức khoẻ anh ngày càng suy yếu, phát sinh nhiều chứng bệnh, nặng nhất là căn bệnh thoái hoá cột sống, khô thận, tăng huyết áp. Vì vậy, anh Út Anh giờ không thể làm thuê, làm mướn được nữa, phải theo vợ đi bán vé số.

Ðến nhà chị Tân, ấn tượng đầu tiên của tôi là cảnh bốn đứa con nhỏ nheo nhóc, gầy còm, đầu tóc rối bời, da dẻ sần sùi, dường như lâu ngày không được tắm gội. Trong bộ quần áo lấm lem sình, mấy đứa nhỏ đang ngồi trước thềm nhà đợi cha mẹ đi bán vé số về. Hay đúng hơn, chúng đang đợi xem hôm nay cha mẹ có mua được thức ăn gì mang về cho chúng không. Bởi, ăn cơm chan nước mắm đã trở nên bình thường, còn những bữa cơm với thịt với cá mới là chuyện hiếm hoi đối với gia đình này.

Nguyễn Quang Minh, con trai đầu lòng của chị Tân năm nay 15 tuổi nhưng chỉ cao bằng đứa trẻ lên mười. Không như những đứa trẻ cùng trang lứa đang tuổi dậy thì hoạt bát và nhanh nhẹn, ngược lại Minh trầm tính, ít nói. Do nhà nghèo nên em phải nghỉ học từ năm lớp 3. Công việc hằng ngày của Minh là thay cha mẹ ở nhà chăm sóc ba đứa em: Nhật Linh chín tuổi, Cẩm Linh tám tuổi và Út Linh bốn tuổi.

Mỗi ngày, khi cha mẹ rời nhà đi bán vé số từ lúc còn tờ mờ sáng, Minh cùng thức, công việc đầu tiên của em là qua nhà người bác ở cách đó khoảng 50 m xách nước về cho cả gia đình xài trong ngày. Nước xách về chủ yếu để nấu ăn và nấu nước uống. Còn chuyện tắm giặt của cả gia đình là dùng nước mặn ở dưới vuông tôm nằm phía sau nhà. Cứ chiều đến là Minh dẫn mấy đứa em xuống vuông tôm, tắm gội lần lượt cho từng đứa rồi xả lại qua loa bằng nước em xách lúc sáng.

Nhật Linh và Cẩm Linh năm nay vào lớp 1, mặc dù đi học trễ hết một năm so với tuổi nhưng từ đầu năm học đến giờ đã không biết mấy lần hai vợ chồng chị Tân tính cho hai con nghỉ học do không có tiền mua sách vở, quần áo. Nhà trường đã đến động viên, tặng sách vở và miễn tất cả các khoảng đóng góp trong năm học nên anh em Linh mới được tiếp tục đến trường.

Vốn đã thiệt thòi nhưng khi hai đứa em đi học, anh Hai Minh ở nhà phải nhường cho em nhiều thứ hơn trước. Chẳng hạn như, Nhật Linh và Cẩm Linh đi học nên được ưu tiên mang dép, Minh ở nhà thì đi chân đất. Khi nào mẹ sai đi đâu, Minh phải mượn dép của cha mình mang. Rồi chuyện ăn sáng cũng vậy, hai đứa đi học được ưu tiên ăn sáng vì nhà xa, học hành vất vả. Minh và Út Linh nhịn ăn sáng với lý do suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà, ít vận động nên ít đói. Tuy thiệt thòi nhưng Minh không hề trách móc cha mẹ hay đòi hỏi gì thêm cho mình, ngược lại em cảm thấy được an ủi khi hai em mình được cắp sách đến trường. “Em mong cho các em được đi học, cha mẹ khoẻ mạnh. Sau này em lớn lên sẽ cố gắng làm phụ giúp cho gia đình”, Quang Minh chia sẻ. Nhật Linh thì bảo: “Con chỉ muốn đi học để biết chữ. Con thích đi học vì được gặp bạn bè, thầy cô”.

Thấy hoàn cảnh gia đình anh chị Tân quá khó khăn nên chính quyền địa phương xét cho gia đình chị căn nhà vì người nghèo trị giá 40 triệu đồng, Ðoàn Thanh niên thị trấn Trần Văn Thời tặng cho gia đình chiếc xuồng để hằng ngày qua sông được dễ dàng. Tuy đã có mái nhà che mưa che nắng nhưng bên trong trống hoác, ngoài mấy cái xoong, cái nồi nấu cơm, vật dụng gia đình nghèo này không còn gì đáng giá.

Ông Mai Thanh Dũng, Phó trưởng khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời, nhìn nhận: “Gia đình của chú Út Anh không đất sản xuất, không vốn làm ăn lại con đông. Chú thím cũng đã cố gắng làm lụng vất vả từ sáng đến tối mới được gần gũi, chăm sóc con cái nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn lắm”. Bà Ðào Thị Chúc, là hàng xóm gia đình chị Tân, cho biết: “Có hôm hai vợ chồng đi bán vé số, thằng con út ở nhà bị bệnh phải gởi sang đây nhờ tôi giữ giùm. Nhiều bữa trời mưa bán không được vé số, không có tiền mua gạo, tôi phải cho đồ ăn, mì gói để tụi nhỏ không bị đói”.

Ngày ngày, vợ chồng chị Tân vẫn tiếp tục rong ruổi khắp nơi bán vé số. Ở nhà, người anh trai lớn Quang Minh lại bắt đầu những công việc của mình: xách nước, nấu cơm, tắm rửa cho em, dọn dẹp nhà cửa. Công việc sáu năm nay cứ lặp đi lặp lại nhưng em chưa bao giờ hỏi vì sao lại như vậy. Ngày hôm nay, em mong cha mẹ bán hết vé số về sớm, giữ em để Minh đi câu, mong bắt được vài con cá nhỏ kho khô, món mà ba đứa em Minh thích nhất. Còn ngày mai, mai nữa, Minh mơ ước nhà mình có cây nước để em không còn kiệt sức đi xách xa…

Bài và ảnh: Kiều Oanh

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).