ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 19:24:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhắc nhớ chiến công, chung lòng kiến thiết

Báo Cà Mau Hoà chung không khí hướng về kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân 2 huyện, Ðầm Dơi và Cái Nước, nơi ghi dấu chiến tích vẻ vang năm xưa, càng tự hào hướng lòng về ngày lễ lớn. Nhắc nhớ lịch sử, ôn lại chiến công hào hùng, lòng người càng rộn vui khi nhìn ngắm bức tranh hôm nay của quê hương anh hùng đang phát triển, đổi mới từng ngày.

Phát huy tinh thần tiến công cách mạng của chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Ðầm Dơi và Cái Nước đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Mảnh đất bom cày đạn xới, một thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, giờ đây khoác chiếc áo mới khang trang, hiện đại, với những đô thị văn minh, những làng quê đã và đang đi lên nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; đời sống ấm no, hạnh phúc hiển hiện trong những mái nhà...

Song hành với phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, không ngừng làm phong phú hơn đời sống tinh thần của Nhân dân, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở 2 địa phương đặc biệt quan tâm công tác giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp niềm tự hào, tình yêu quê hương cho thế hệ trẻ. Những công trình di tích, bia kỷ niệm, nhất là về trận đánh Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là, được đầu tư xây dựng, tôn tạo và mang giá trị thiêng liêng. Nơi đây trở thành điểm tựa tinh thần, động lực cho những người con Ðầm Dơi, Cái Nước tiếp bước cha ông xây dựng quê hương anh hùng ngày thêm giàu đẹp.

Khang trang trung tâm hành chính huyện Đầm Dơi.

 

Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước, được xây dựng trên nền trại giam của Chi khu Cái Nước. Ảnh: LÊ TRỌNG PHÚC

 

Tượng đài Nữ kiện tướng chiến hào, Anh hùng LLVTND Dương Thị Cẩm Vân niềm tự hào của Nhân dân huyện Ðầm Dơi. Ảnh: HUỲNH LÂM

 

Bia kỷ niệm trận Chà Là 23/11/1963.

 

Một góc trung tâm hành chính huyện Cái Nước. Ảnh: LÊ TRỌNG PHÚC

 

Công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng tốt hơn. (Trong ảnh: Ðội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi khám và điều trị cho bệnh nhân). Ảnh: H.L

 

Nuôi tôm công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện Ðầm Dơi với hàng trăm tấn tôm phục vụ cho xuất khẩu mỗi năm.      Ảnh: H.L

 

Từ tiềm năng, lợi thế địa phương, Nhân dân huyện Cái Nước phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng, khẳng định thương hiệu. (Trong ảnh: Dưa bồn bồn, một trong những đặc sản nổi tiếng của huyện Cái Nước). Ảnh: H.L

 

Phát triển năng lượng điện gió, tiềm năng được thiên nhiên ban tặng. (Trong ảnh: Cánh đồng điện gió Tân Thuận, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi). Ảnh: H.L

 

Cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, lộ bê tông về tận xóm, ấp. (Ảnh chụp tại ấp Tân Long B, xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi). Ảnh: H.L

 

Thái Thanh

 

Góc xanh trường học

Mang cây xanh vào trường học để tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện... là phong trào đang được nhân rộng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Cách làm này vừa tạo mỹ quan, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhịp sống trên đồng

Những ngày này, khi mực nước trên đồng dâng cao là lúc người dân được “lộc trời ban” để cải thiện thu nhập lúc nhàn rỗi, với các nghề như: đẩy côn, nhổ bông súng, nhổ năn, nhổ hẹ nước, giăng lưới... Cá đồng, rau đồng cho bà con thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày.

Vật nuôi giảm nghèo

Hộ nghèo đa phần không có hoặc ít đất sản xuất, hạn chế nguồn vốn tích luỹ, thế nên những loài vật nuôi như: ếch, lươn, rắn ri tượng, gà nòi lai, bò... được xem là lựa chọn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, góp phần giúp hộ nghèo cải thiện đời sống.

Nhộn nhịp Cảng cá Sông Ðốc

Cảng cá Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) đi vào hoạt động năm 2010, cầu cảng dài 200 m, năng lực tiếp nhận bốc dỡ thuỷ sản cùng lúc khoảng 8 tàu, sản lượng thuỷ sản 45 ngàn tấn/năm, đáp ứng nhu cầu bốc xếp, lên xuống hàng hoá, thuỷ sản.

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...