ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 11:10:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhạc sĩ Lê Hoàng Bửu: Tình quê qua cùng năm tháng

Báo Cà Mau (CMO) Nhắc đến Nhạc sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Lê Hoàng Bửu, khán thính giả nhớ ngay đến tác phẩm "Bạc Liêu quê tôi". Ca khúc là nhạc hiệu của Đài Phát thanh và Truyền hình Bạc Liêu và TP Bạc Liêu suốt mấy chục năm qua.

Nhạc sĩ Hoàng Bửu quê quán xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi. Ông tốt nghiệp Học viện Âm nhạc TP Hồ Chí Minh từ những năm khó khăn của thời kỳ bao cấp, từng giữ các chức vụ: Giám đốc Nhà Văn hoá Trung tâm Minh Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Cà Mau, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam. 

Nhạc sĩ Lê Hoàng Bửu có những đóng góp rất nổi bật trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc và quản lý văn hoá - nghệ thuật. Các chương trình của tỉnh Minh Hải, tỉnh Cà Mau do ông chỉ huy nghệ thuật đoạt rất nhiều giải thưởng cao trong các hội thi, hội diễn, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc. Đóng góp của ông đã được Chủ tịch nước ký phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau trao tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phan Ngọc Hiển.

Với Nhạc sĩ Hoàng Bửu, lao động nghệ thuật phải nghiêm túc, miệt mài.Ảnh: MINH TẤN

 Vốn có năng khiếu bẩm sinh, năm lên bảy, cậu bé Hoàng Bửu đã chơi thành thạo đàn mandoline. Cán bộ, chiến sĩ và bà con Nhân dân hồi ấy rất ngưỡng mộ. Bản nhạc “Cây mã tấu giắt sau lưng” mà ông đệm đàn hừng hực khí thế cách mạng, thúc giục mọi người ra trận (bài hát này ra đời trong kháng chiến chống Pháp, đến nay ông vẫn còn nhớ cả nhạc và lời).

Sau Đồng khởi (năm 1960), phong trào văn hoá văn nghệ cách mạng phát triển rất mạnh, cậu thiếu niên họ Lê 12 tuổi gia nhập Đoàn Văn công xã, rồi Đoàn Văn công huyện Đầm Dơi. Năm 1967, ông được biên chế của Đoàn Văn công Giải phóng Khu Tây Nam Bộ (thành lập tại rừng U Minh, chuẩn bị cho thắng lợi cuộc Tổng tấn công nổi dậy Xuân Mậu Thân). Những năm sau Tết Mậu Thân 1968, địch tăng cường càn quét, đánh phá ác liệt, ông chuyển qua môi trường quân đội với “tay súng, tay đờn” đúng nghĩa.

“Bạc Liêu quê tôi” là sáng tác đầu tay của ông (năm 1974), xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết và cảm động khi biết má Năm ở Bạc Liêu có tới 5 người con hy sinh cho Tổ quốc. Nhiều người trong chúng ta còn thuộc cả bài hoặc một vài đoạn: “Có ai về quê hương tôi Bạc Liêu/Hãy về thăm ruộng muối đã mặn tình… Muối vẫn trắng như lòng mọi người…/Có mẹ Năm tóc đã lên hoa… /Mẹ cùng con một đời chiến đấu/Cho quê hương phơi phới mùa xuân…”.

“Bạc Liêu quê tôi” có lẽ là một trong những ca khúc hay nhất của Nhạc sĩ Hoàng Bửu. Sau này, ông biết má Năm tìm ông (tác giả ca khúc), ông cũng đi tìm má, nhưng cho đến ngày má mất vẫn chưa một lần gặp nhau.

Bài “Mùa xuân chim én bay” được ông sáng tác sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975). Cho đến tận bây giờ người nghe vẫn cảm nhận được không khí tưng bừng hân hoan, niềm vui dâng trào. Không gian, hình ảnh cũng là chim én, là khoảng trời Bạc Liêu - Cà Mau nhưng hiện ra quá đẹp, vui sướng và rạo rực. Ông cũng như mọi người chờ đợi đã bao lâu nhưng khi hạnh phúc đến rồi mà vẫn thấy bất ngờ. Tâm trạng ấy thốt ra bằng lời không lột tả hết, nhưng âm nhạc đã diễn tả được; truyền đạt, san sẻ niềm vui ấy với nhiều người, để cùng trạng thái lâng lâng, ngây ngất như men say. Tác giả sau này thổ lộ: “Lúc đó mình có tâm trạng phấn chấn khác lạ, rất khó tả nên viết ra được nhạc phẩm này”.

“Con về hát giữa Làng Sen”, ca khúc hay nhất viết về Bác Hồ tại Liên hoan Tiếng hát Làng Sen năm 1995 do Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức tại Nghệ An. Nhạc sĩ Hoàng Bửu cho biết, lúc đó ông chưa biết Làng Sen. Ông tham khảo tư liệu rồi suy nghĩ, viết như thế nào khi đã có biết bao ca khúc hay viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của những NS tên tuổi. Minh Hải ở cuối trời Tổ quốc, phải có gì đó đặc biệt mới được. Và ông chọn tứ: “Từ Cà Mau xa xôi con về thăm quê Bác… Con hát giữa Làng Sen mà không thấy Bác đâu. Bác ở đâu?...” thật bồi hồi, tha thiết.

“Đảo không xa bờ”, giải Nhì sáng tác Ca khúc nghệ thuật (Romance) tại Trại sáng tác Đà Lạt năm 1998, do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Khi ấy có hàng chục nhạc sĩ trong nước tham gia. “Đảo không xa bờ” ngoài cái hay của ca từ, của tiết tấu nhạc, còn rất hay ở cái tứ. Đảo nào cũng xa bờ, vậy mà Cà Mau có đảo không xa bờ. Đó là đảo Đá Bạc. Tác giả phải có nhãn quan, với sự tìm tòi, suy nghĩ sâu lắng mới phát hiện cái khác, cái đặc biệt của Cà Mau. Bởi vậy mà “Đảo không xa bờ” được xếp thứ hạng cao tại trại sáng tác năm ấy.   

Các nhạc phẩm “Đợi em ngoài mưa”, “Nhớ Đầm Dơi”, “Đêm Thới Bình”, "Gởi lại Nha Trang”… cũng là những ca khúc được nhiều người yêu thích.

Tình yêu quê hương, đất nước là chủ đạo trong các sáng tác của NS Hoàng Bửu. Ở đó, đất nước, con người Bạc Liêu - Cà Mau hiện lên rất đẹp và sâu lắng. Các tác phẩm của ông được biểu diễn nhiều lần trên sân khấu và phổ biến trên phương tiện phát thanh, truyền hình, xuất bản album CD, VCD phát hành trong tỉnh và trong nước.

Ngoài ra, Nhạc sĩ Hoàng Bửu còn có nhiều tác phẩm nhạc sân khấu, nhạc phim… Trong đó phải kể đến giao hưởng một chương “Đất Mũi Cà Mau”, tác phẩm được chọn biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, dàn nhạc giao hưởng Việt Nam thể  hiện. Ở nơi đông đảo khán thính giả thưởng thức âm nhạc vốn rất khó tính, nhưng vẫn có được những tràng vỗ tay nhiệt liệt.

Trăn trở về đội ngũ kế thừa hiện nay, Nhạc sĩ Hoàng Bửu cho rằng, tác giả địa phương Cà Mau còn thiếu những tác phẩm âm nhạc xứng tầm. Có nhiều sáng tác phục vụ nhiệm vụ nhất thời rồi bị lãng quên, ít tác phẩm đọng lại với thời gian. Lực lượng sáng tác của Cà Mau hiện nay không mỏng lắm, có 5 nhạc sĩ tốt nghiệp Học viện Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, 8 nhạc sĩ là hội viên Hội NS Việt Nam. Anh chị em đã có nhiều tác phẩm được in, phát hành hoặc được giới thiệu trong các hội thi, hội diễn, các đêm giới thiệu tác giả, tác phẩm, một số ca khúc đoạt giải ở khu vực ĐBSCL.

Nhạc sĩ Hoàng Bửu gửi gắm, trong sáng tạo nghệ thuật phải có sự nỗ lực cao hơn nữa: vững vàng kiến thức, lý luận, tay nghề và đòi hỏi lao động nghiêm túc, miệt mài, nhiệt huyết thì mới cho ra các tác phẩm chất lượng./.

Phạm Anh Hoan

 

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Tạm ngưng ô tô qua cống Bào Tròn, xã Đông Thới

Ngày 25/4, ông Lê Thành Huấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết, đơn vị đã phát đi thông báo đến các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân tham gia giao thông về việc tạm ngưng xe ô tô lưu thông qua cống Bào Tròn (xã Đông Thới, huyện Cái Nước). Nguyên nhân là do đoạn lộ khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng, cần khắc phục khẩn cấp, đảm bảo an toàn giao thông.

Lan toả yêu thương

Nhằm chia sẻ yêu thương đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau phối hợp Bệnh viện Tim Tâm Đức TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Lan toả yêu thương” tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vào ngày 25/4.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Khơi gợi tình yêu với sách

Sách có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, sách chứa đựng tri thức của nhân loại, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Trải qua hàng ngàn năm từ khi sách được viết, in trên lá, tre, trúc, vải lụa, ngày nay, ngoài xuất bản trên chất liệu giấy, với xu hướng trong kỷ nguyên mới, sách còn được phát triển ở dạng điện tử e-book... Tuy vậy, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, sách vẫn có vai trò quan trọng.

Cuối tháng 5 sẽ hoàn thành xoá nhà tạm

Với quyết tâm cao, huyện Ðầm Dơi triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đến cuối tháng 5 này hoàn thành xoá 698 nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh”

Trong sinh khí nô nức thi đua của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích cao nhất kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều ngày 22/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh” thay lời tri ân và nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta.

Xuôi dòng Gành Hào

Sông Gành Hào bắt nguồn từ trung tâm TP Cà Mau tại ngã ba sông với kênh Quản lộ Phụng Hiệp và Tắc Thủ (còn gọi là ngã ba Chùa Bà). Ðây là con sông dài, ngoằn ngoèo, có nhiều chi lưu, qua nhiều địa phương và một mạch chảy ra biển Ðông.

Xung kích, tình nguyện giúp dân xoá nhà tạm

Qua rà soát, trên địa bàn huyện Cái Nước có tổng số 363 hộ gia đình được thụ hưởng nhà ở theo Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát (Chương trình), trong đó có 275 căn xây mới và số còn lại hỗ trợ sửa chữa. Ðoàn bộ và tuổi trẻ huyện đã tích cực góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo nhanh chóng có nơi ăn chốn ở ổn định, an tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.