ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 11:54:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân rộng “Vườn rau gia đình”

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, mô hình “Vườn rau gia đình” được Hội LHPN xã Quách Phẩm Bắc (huyện Ðầm Dơi) tích cực tuyên truyền đến các hội viên. Ðến nay, nhiều hội viên đã cải tạo vườn tạp, tận dụng rác thải để ủ phân trồng trọt, tạo khuôn viên xung quanh nhà xanh mát. Ðây là một trong những hoạt động thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với nông thôn mới.

Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chắc sẽ có không ít người e dè với việc đi chợ đông đúc. Việc tự sản xuất, nhất là trồng trọt để cung cấp rau màu cho bữa ăn gia đình ngày càng được nhiều người lựa chọn. Nhờ những vườn rau tự canh tác giúp nhiều chị em nội trợ không phải bận tâm lo lắng về nguồn gốc thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày.

Bà Lê Thị Oanh (ấp Kênh Ngang) tận dụng diện tích đất xung quanh nhà trồng rau màu đã nhiều năm. Trên diện tích khoảng 500 m2, bà Oanh trồng rất nhiều loại rau màu. Ngoài phân vườn có sẵn, bà mua thêm các loại phân tro để bón, giúp rau trồng tốt hơn. Mỗi năm bà thu hoạch hàng trăm ký rau màu. Riêng năm nay, bà Oanh càng thấy được giá trị của vườn rau gia đình.

Bà Lê Thị Oanh vừa tiết kiệm được chi tiêu, vừa có thêm thu nhập nhờ “Vườn rau gia đình”.

Bà phấn khởi: “Tôi gom rác thải ủ thành phân để dành trồng các loại rau như: cải, dưa, bạc hà… Xung quanh nhà, chỗ nào trống là tôi đều trồng, từ cây ăn trái cho tới rau màu. Những ngày tỉnh Cà Mau có dịch Covid-19, nhờ có vườn rau nên nhà tôi hầu như không phải chen chân ra chợ. Cá, tôm, rau màu đều có sẵn và đảm bảo sạch. Nhà có trồng cây, rau màu nên không gian xung quanh nhà cũng mát mẻ hơn”.

Việc tận dụng đất trống, bờ liếp để trồng trọt là hình thức sản xuất rất quen thuộc với người dân ở nhiều vùng nông thôn. Ngày nay, giữa thời đại công nghiệp phát triển, những sản vật “made in” đồng quê càng được ưa chuộng và có giá trị kinh tế. Không chỉ mang lại sức khoẻ bằng cách cải thiện bữa ăn gia đình bằng rau củ quả an toàn, những “vườn rau gia đình” còn là nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều gia đình tiết kiệm được chi phí sinh hoạt.

Gia đình chị Võ Thị Cẩm, ở ấp Kênh Ngang, xã Quách Phẩm Bắc chỉ có 5 công đất sản xuất, nhờ thu nhập ổn định từ vườn rau màu nên đỡ lo kinh tế.

Chị Cẩm chia sẻ: “Vùng này bà con nuôi tôm là chính nên thời gian rảnh rỗi nhiều. Thêm nữa, đất bờ vuông, xung quanh nhà cũng trống trải. Mình chỉ cần chịu khó, siêng năng trồng, chăm sóc là có rau, có trái ăn rồi, chưa kể còn có thêm thu nhập. Như nhà tôi, chỉ diện tích nhỏ vậy mà rau màu trồng ăn không hết, tôi cắt đem ra chợ bán, mỗi ngày cũng được hơn 100.000 đồng. Rau trồng không sử dụng phân thuốc nên nhiều người rất thích”.

Nhờ hiệu quả kinh tế và sự tiện lợi nên thời gian qua, mô hình “Vườn rau gia đình” được nhiều chị em hội viên phụ nữ nhân rộng. Nhiều khoảng đất trống đã được phủ xanh bởi rau màu, cây trái. Ðến nay, toàn xã Quách Phẩm Bắc có 870 hộ gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện “Vườn rau gia đình”, có 25 hộ trồng rau màu vừa cải thiện bữa ăn gia đình, vừa đem bán tại các sạp đồ tươi trong và ngoài xã, mỗi hộ thu nhập bình quân từ 60.000-100.000 đồng/ngày.

Bà Ðặng Nhân Ái, Chủ tịch Hội LHPN xã Quách Phẩm Bắc, chia sẻ: “Sau nhiều tháng phát động, mô hình “Vườn rau gia đình” được chị em phụ nữ hưởng ứng rất tích cực. Nhiều gia đình tận dụng tối đa diện tích đất để trồng rau, vừa phát triển kinh tế, vừa tạo khoảng không gian xanh xung quanh nhà rất mát và sạch sẽ, góp phần cùng địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như thu nhập, cảnh quan môi trường. Ðể mô hình lan toả, thời gian tới, bên cạnh công tác tuyên truyền, hội sẽ tiếp tục hướng dẫn chị em biết cách phân loại rác, ủ phân để trồng rau và cây ăn trái, phấn đấu 100% gia đình cán bộ, hội viên đều có vườn rau gia đình”./.

 

An Kỳ

 

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.