ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 23:02:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhanh chóng hỗ trợ lao động tự do

Báo Cà Mau (CMO) “Theo kết quả tổng hợp rà soát số lượng (đợt 2) toàn tỉnh có hơn 55.400 lao động không giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) các nghề, công việc bị tác động gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Hiện Sở LÐ-TB&XH đã trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định bổ sung thêm đối tượng áp dụng vào điểm 1, Ðiều 1, Quyết định 1502/QÐ/UBND ngày 9/8/2021 (gọi tắt là Quyết định 1502)”, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp và việc làm, Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Việt Nhân cho biết.

Ðơn giản hoá thủ tục

Theo ông Nhân, thời gian qua, việc thực hiện gói hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; Quyết định số 23/2021/QÐ-TTg và Quyết định 1502, Sở LÐ-TB&XH đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc phối hợp thực hiện các chính sách hỗ trợ tại các văn bản chỉ đạo.

Tuy nhiên, qua theo dõi, cũng như phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Cổng Dịch vụ công Quốc gia cho thấy, một số địa phương triển khai tuyên truyền chính sách đối tượng là lao động tự do của UBND tỉnh theo Quyết định 1502 thiếu sâu sát, dẫn đến chính quyền ấp, khóm nhận định chính sách chưa đầy đủ, chưa linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong việc làm thủ tục hưởng chính sách, lao động phải đi lại nhiều lần để nộp hồ sơ trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh và giãn cách xã hội như hiện nay.

“Ðể đẩy nhanh tiến độ chi trả, đơn giản hoá thủ tục, sở đã đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người lao động điền đầy đủ thông tin vào mẫu đề nghị hỗ trợ (có ký tên ghi rõ họ tên), gửi đến chính quyền ấp, khóm. UBND cấp xã tổng hợp danh sách có ý kiến gửi về UBND huyện tổng hợp, trình UBND tỉnh (thông qua Sở LÐ-TB&XH). Sau khi được thẩm quyền phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đề nghị đơn vị thực hiện chi hỗ trợ cập nhật thông tin vào dữ liệu phần mềm quản lý lao động và lưu trữ hồ sơ tại UBND cấp xã”, ông Nguyễn Việt Nhân cho biết thêm.

Kết quả, tính đến thời điểm này có 10.523 người được hỗ trợ, với tổng số tiền 15,706 tỷ đồng, đã hoàn thành xong 100%.

Toàn tỉnh đã có 3.713 người bán lẻ vé số được hưởng chính sách hỗ trợ mức chi 1 lần là 1,5 triệu đồng/ người. (Ảnh: UBND Phường 7 chi hỗ trợ người bán lẻ vé số trên địa bàn phường ngày 17/7 vừa qua).

Theo ông Nguyễn Việt Nhân, công tác chi tiền hỗ trợ được các đơn vị linh hoạt các hình thức chi phù hợp bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, giãn cách xã hội, như: chuyển tiền vào tài khoản người lao động, cán bộ chi tiền đến tận hộ dân...

"Chính sách hỗ trợ được cập nhật trên phần mềm quản lý lao động của tỉnh, không để xảy ra trùng lặp 1 đối tượng hưởng nhiều hơn 1 định suất hỗ trợ", ông Nhân khẳng định.

Khẩn trương bổ sung và chi hỗ trợ

Với mục tiêu mọi người dân gặp khó khăn sớm được hưởng đầy đủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, không để sót đối tượng, Sở LÐ-TB&XH tiếp tục trình UBND tỉnh xem xét, quyết định mở rộng thêm đối tượng hỗ trợ nhóm lao động tự do và khẩu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm 10 nhóm đối tượng áp dụng vào Ðiểm 1, Ðiều 1, Quyết định 1502. 

Cụ thể là lao động hoặc người tự làm tại các cơ sở dịch vụ không có giao kết hợp đồng lao động, làm việc trong các ngành nghề/công việc bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cấp thẩm quyền để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó có lao động tự làm trong các dịch vụ ăn, uống tại hộ gia đình; người thu gom phế liệu; tài xế xe cho dịch vụ chở khách hoặc tự làm; xe ôm; giúp việc gia đình; dịch vụ làm đẹp; bán hàng rong; công nhân sơ chế; cơ sở lưu trú; đò dọc; người làm trong các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, giáo dục nghề nghiệp.

“Ðối tượng bổ sung lần này sở đã chi tiết theo từng nhóm để chính quyền khóm, ấp nhận định đầy đủ, tránh bỏ sót đối tượng. Như giúp việc gia đình là dọn dẹp, nấu ăn, đi chợ, giặt đồ…; bán hàng rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc buôn bán dạo, nhận sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định pháp luật để bán rong…”, ông Nhân lý giải.

Theo ông Nhân, “điểm mở” cho lao động tự do được hưởng chính sách lần này còn có người tự làm các dịch vụ ăn, uống tại hộ gia đình (bị dừng hoạt động do không đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch), bao gồm cả đối tượng tự làm trong các ngành, nghề quy định tại Quyết định 1502. Chẳng hạn như 1 quán ăn của 2 vợ chồng có thuê 3 lao động tự do, do dịch bệnh phức tạp, vợ chồng chủ chỉ được bán mang về nên 3 lao động phải nghỉ việc và được hưởng chính sách, người chủ thì không. Song, đợt bổ sung lần này sẽ tạo điều kiện cho người chủ tiếp cận chính sách hỗ trợ theo quy định hiện hành.

“Thực tế tại các địa phương còn nhiều ngành, nghề bị ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng khó xác định mức ảnh hưởng như những thợ hồ làm công nhật, nhỏ lẻ; người mò sò, bắt ốc thuê; đào đất, sên vuông, phát cỏ mướn… Do đó, sở đã đề nghị chính quyền các địa phương tiếp tục rà soát; đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được hưởng chính sách kịp thời, nhanh chóng và minh bạch”, ông Nguyễn Việt Nhân khẳng định.

Ðối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 1502, gồm: lao động làm việc các điểm du lịch, quán bar, vũ trường, karaoke, bida, rạp chiếu phim, game, Internet công cộng, massage, thẩm mỹ, tập thể hình, thể dục dụng cụ, hồ bơi, yoga, sân bóng đá và dịch vụ ca hát tập trung đông người, bán lẻ vé số kiến thiết lưu động, các dịch vụ ăn, uống hàng quán (trừ hình thức bán hàng mang về).

- Tiêu chí điều kiện:

+ Có thời gian ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 6/5-31/12/2021;

+ Không trong thời gian đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Bị mất việc làm hoặc ngừng việc có mức thu nhập hàng tháng dưới 1.500.000 đồng/người.

- Mức hỗ trợ và phương thức chi trả: 1.500.000 đồng/người; trả 1 lần.

 

Băng Thanh

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.