ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 17:23:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công

Báo Cà Mau Hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện thành công Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khẳng định nguồn nhân lực của Việt Nam là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trước khi tiến hành hội đàm.

Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, chiều 16/12, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm và cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước.

Đây là cuộc hội đàm thứ sáu của Thủ tướng hai nước trong 2 năm qua và là lần thứ hai trong năm 2023.

Tại hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh việc Nhật Bản tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN -Nhật Bản. Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và bày tỏ tin tưởng sự tham gia, đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào thành công chung của Hội nghị.

Trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, thực chất, hiệu quả", hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến và nhất trí sẽ cùng phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo sát sao các bộ, ngành để cụ thể hóa các nội dung tại Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới vừa được Lãnh đạo cấp cao hai nước thông qua cuối tháng 11 vừa qua.

Hai Thủ tướng đánh giá cao những tiến triển tích cực trong nhiều dự án hợp tác kinh tế trọng điểm giữa hai nước thời gian qua.

Hai nhà Lãnh đạo chia sẻ nhận thức chung về việc cùng củng cố sự tin cậy chính trị, tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường niên qua các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chuyển lời chào, lời thăm hỏi và lời mời sớm thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Nhà Vua và Hoàng Hậu, Thủ tướng Kishida Fumio và các lãnh đạo Nhật Bản; chuyển lời cảm ơn của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân về sự đón tiếp nồng hậu, thân tình và chu đáo của Hoàng gia, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã dành cho đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản cuối tháng 11 vừa qua.

Hai Thủ tướng cũng khẳng định tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng thông qua triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Hai Thủ tướng đánh giá cao những tiến triển tích cực trong nhiều dự án hợp tác kinh tế trọng điểm giữa hai nước thời gian qua cũng như việc tổng giá trị vốn vay ODA trong năm 2023 lần đầu vượt 100 tỷ Yên kể từ năm 2017; khẳng định tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác bảo đảm an ninh kinh tế; nhất trí thành lập nhóm điều phối chung giữa hai Chính phủ để thúc đẩy tiến độ và hiệu quả của một số dự án kinh tế đang triển khai giữa hai nước, trong đó có dự án Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA thế hệ mới cho các dự án chiến lược về phát triển hạ tầng giao thông như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị, công nghiệp phụ trợ, cụm công nghiệp mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, y tế… tại Việt Nam; hỗ trợ, tạo điều kiện đưa doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị y tế, dệt may...; thúc đẩy thủ tục kiểm dịch để mở cửa thị trường đối với quả bưởi da xanh Việt Nam và nho Nhật Bản.

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định Nhật Bản mong muốn hai nước cùng phát triển và đóng góp vào phát triển chung của khu vực; sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện thành công Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu… thông qua các dự án thiết thực. Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải thông qua Trung tâm Sáng kiến Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 ở châu Á (AZEC) do Nhật Bản thành lập.

Đánh giá cao việc hai nước đã tổ chức hơn 500 hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ trong năm 2023, hai nhà lãnh đạo nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, du lịch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, nới lỏng và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh Nhật Bản.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định nguồn nhân lực của Việt Nam, bao gồm nguồn nhân lực chất lượng cao và thực tập sinh kỹ năng, là không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Nhật Bản; bày tỏ vui mừng việc hai bên sẽ tổ chức kỳ thi tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng đặc định tại Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới; ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế và khu vực.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Nhật Bản tổ chức Hội nghị cấp cao Sáng kiến Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC) trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN–Nhật Bản.

Nhân dịp này, hai nhà Lãnh đạo đã cùng chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác ODA giữa hai nước gồm Công hàm trao đổi khoản vay lần 4 cho Dự án xây dựng đường sắt đô thị TPHCM, đoạn Bến Thành-Suối Tiên, Công hàm trao đổi dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực (JDS), và Công hàm trao đổi dự án cung cấp trang thiết bị cho Bệnh viện K với tổng trị giá đạt khoảng 42,3 tỷ Yên (gần 300 triệu USD)./.

 

Theo baochinhphu.vn

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.