ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 18:28:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều hệ luỵ khi F0 giấu bệnh

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian gần đây, số ca nhiễm Covid-19 (F0) gia tăng, mỗi ngày ghi nhận trung bình khoảng 3.000 ca mới. Ngành y tế khuyến cáo mọi người dân tự test nhanh để phát hiện bệnh và báo với y tế, địa phương. Theo đó, tuỳ theo đánh giá mức độ nguy cơ từng người bệnh, sẽ phân loại các trường hợp điều trị tại nhà hay bệnh viện. Đã qua, điều này được triển khai rất tốt, đa số người dân tham gia tích cực, tự test nhanh, theo dõi sức khoẻ của mình. Và rất nhiều trường hợp qua khai báo đã kịp thời theo dõi hướng dẫn, tư vấn điều trị tại nhà hiệu quả.

“Tuy nhiên, qua theo dõi nhiều thông tin, còn nhiều người dân khi test nhanh phát hiện dương tính không báo cáo với cơ quan y tế và chính quyền địa phương, mà tự theo dõi sức khoẻ và điều trị tại nhà. Điều này gây ra nhiều hệ luỵ”, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, đánh giá.

Theo ông Dũng, việc không báo bệnh do nhận thức của người dân. Do tư tưởng chủ quan, nghĩ rằng đã được tiêm ngừa 2-3 mũi sẽ không nguy hiểm; họ e ngại khi báo cáo với chính quyền địa phương và y tế sẽ bị cách ly y tế hộ gia đình khi nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh buôn bán. Vì quyền lợi của gia đình nên bản thân người nhiễm cũng không muốn khai báo.

Do tư tưởng chủ quan, nghĩ rằng đã tiêm 2-3 mũi vắc-xin thì khi nhiễm Covid sẽ không nguy hiểm, nên một số người không khai báo. (Ảnh minh hoạ)

“Nhưng thật ra điều này rất không nên”, ông Dũng một lần nữa nhấn mạnh: "Bởi khi khai báo y tế, người bệnh sẽ được quản lý theo dõi sức khoẻ. Thực tế đã qua có những người đã tiêm ngừa, bệnh nền không theo dõi sát, không được tư vấn, không được y tế theo dõi, khi chuyển nặng không xử lý kịp, rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp rất đau lòng, đối với những ca Covid-19 diễn biến nặng kéo dài, chậm trễ đến cơ sở y tế nên không thể xử lý kịp nữa".

Bên cạnh đó, khi F0 không khai báo, thậm chí vẫn buôn bán, tiếp xúc với người khác sẽ làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.

Một số người dân phản ánh, khi khai báo, có tình trạng F0 không được hỗ trợ kịp thời. Ông Nguyễn Văn Dũng thừa nhận: "Hiện nay, đa số bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà. Do vậy, từng lúc, từng nơi có những khi bệnh nhân quá đông, gây quá tải cho cơ sở y tế. Điều này là có thật, Sở Y tế cũng nhận được thông tin một số địa phương, đơn vị bị phản ánh về chậm trễ theo dõi, chăm sóc F0 cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của người bị bệnh".

“Điều này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, cũng như các cấp, đã nhìn thấy và chỉ đạo các nơi tăng cường củng cố, nâng cao năng lực hoạt động, đặc biệt là tuyến cơ sở trong quản lý và điều trị F0 tại nhà. Đã chỉ đạo các trạm y tế xã, các trạm y tế lưu động, tổ Covid cộng đồng thực hiện tốt hơn nữa chức năng này. Trước đây và hiện nay chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo liên tục kiểm tra các nơi về thực hiện quản lý F0 tại nhà để kịp thời chấn chỉnh”, ông Nguyễn Văn Dũng thông tin thêm.

Thời gian qua, đối với y tế cơ sở (gồm: trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế lưu động, tổ covid cộng đồng và chính quyền địa phương (UBND cấp xã phường, thị trấn) đã rất vất vả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid.

"Chúng tôi đã thấy được điều đó và tiếp tục rà soát các chế độ chính sách liên quan đến những người làm công tác phòng, chống dịch tại cơ sở để tham mưu cấp thẩm quyền có chính sách hỗ trợ để bù đắp cho những người làm nhiệm vụ phòng chống dịch", ông Dũng cho biết.


"Quan trọng là người dân phải nhận thức, hiểu rõ về quyền lợi cũng như nguy hiểm khi không khai báo. Đương nhiên sẽ có những biện pháp hành chính để xử lý nhưng chỉ mang tính chất răn đe, không giải quyết được vấn đề. Hơn ai hết, chính quyền địa phương phải theo dõi và những người dân khi phát hiện F0 và nhất là bản thân người bị nhiễm phải tự giác khai báo, để công tác phòng, chống dịch bệnh tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn", ông Nguyễn Văn Dũng kêu gọi.


 

Đoàn Thuý Vy

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.