ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 12-12-23 01:57:03

Nhọc nhằn rẽ sóng mưu sinh

Báo Cà Mau Phương tiện nhỏ, trang thiết bị thô sơ, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước... là tất cả những gì mà ngư dân khai thác ven bờ có được trong hành trình rẽ sóng mưu sinh.

Với tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày một cực đoan hơn, nhất là thời tiết biển, thì bất kể thời gian nào những ngư dân sống bằng nghề khai thác ven bờ cũng có thể đối mặt với hiểm nguy. Vào mùa mưa bão như hiện nay, mỗi chuyến mưu sinh lại trở nên nhọc nhằn và hiểm nguy gấp bội khi những cơn mưa xuất hiện với mật độ ngày một dày hơn, nặng hạt hơn kèm theo là sóng lớn và triều cường dâng.

Không giống với bất cứ  ngành nghề nào, khi mọi người chìm sâu trong giấc ngủ để hồi phục sức lực chuẩn bị cho một ngày lao động mới, thì những người dân sống bằng nghề khai thác ven bờ đã tất bật bắt đầu ngày làm việc. Mấy mươi năm nay vẫn vậy, trang thiết bị, phương tiện, ngư cụ... của dân khai thác ven bờ vẫn còn rất thô sơ. Chiếc vỏ máy cùng một vài tấm lưới, khoảng 2-3 lao động, thậm chí chỉ 1 là đã đủ cho chuyến đánh bắt từ 2-3 giờ sáng tới xế chiều.

Giống như Hương Mai, vàm Kênh T29 cũng là điểm tập trung các phương tiện khai thác nhỏ sau mỗi chuyến biển.

Chúng tôi trở lại cửa biển Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh trong những ngày cuối tháng 9. Gần 12 giờ trưa, một vài phương tiện khai thác đã bắt đầu cập bờ. Ðịa điểm quen thuộc của phần lớn ngư dân này chính là cống Hương Mai, trên bờ một số chị em phụ nữ đã ngồi chờ từ trước. Khi những tụng lưới được đưa từ thuyền lên, họ bắt tay vào công việc gỡ cá, mực. Sau gần 1 giờ, tụng lưới đầu tiên cũng đã được gỡ xong, thành quả mà họ thu được chỉ khoảng 2 kg mực bầu, hơn 4 kg cá sóc, cá đù, cá khoai... Nhìn kết quả sau gần 10 giờ lênh đênh trên biển, anh Nguyễn Văn Ðoàn thở dài: “Ði biển hên xui lắm, có lúc hên kiếm vài triệu đồng, nhưng có khi cũng lỗ dầu. Hiện nay hên ít hơn xui, nên cuộc sống vẫn còn chật vật”.

Ða phần cuộc sống của ngư dân khai thác ven bờ như gia đình anh Ðoàn mà chúng tôi từng tiếp xúc và tìm hiểu thì, đàn ông đi biển, còn phụ nữ ở nhà và trông chờ vào lượng cá tôm chồng con đánh bắt được từ biển. Cuộc sống quẩn quanh chỉ có vậy, nên "hễ khi đồ khô là trong nhà hết tiền".

Sự “hên - xui” mà anh Ðoàn chia sẻ, không chỉ ở sản lượng đánh bắt được mà còn ở thiên tai, thời tiết. Dù là đánh bắt gần bờ nhưng lại vào ban đêm và ngoài biển cả mênh mông, 1 tàu chỉ 1-2 người, trong khi thời tiết biển thất thường, từ nắng chuyển sang mưa, sóng lớn rất nhanh, rất nguy hiểm.

Sau hơn 10 giờ ngoài biển, thành quả mà anh Ðoàn thu được chỉ là hơn 2 kg mực và một ít cá các loại.

Sự dị thường của thời tiết đã để lại không ít hậu quả cho những ngư dân khai thác ven bờ, kể cả khi phương tiện neo đậu. Gia đình chị Trần Thanh, ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây là một trong số đó. Chị Thanh kể lại thiệt hại của gia đình cách đây hơn 1 năm: “Chưa đầy 5 phút là sóng nổi lên đánh dồn dập. Mình ngồi cách đó chưa được 5 m mà không trở tay kịp. Sóng đánh, vỏ máy bị va đập vào cây rừng ven biển hư hỏng nặng. Lú, lưới bị vùi lấp dưới bùn, một số thu gom về chỉ để bán ve chai”.

“Chúng tôi ở đây chỉ có đi biển, chứ biết làm nghề gì nữa đâu. Chịu khó chút cũng sống được qua ngày", anh Trần Văn Thành, người bạn đi biển của anh Ðoàn, góp chuyện.

Anh Thành chia sẻ thêm: "Nghề lưới mà anh em đang làm, tuy ở gần bờ nhưng cũng nguy hiểm lắm. Tàu nhỏ, sóng cũng dữ dội. Biển đang yên lặng, có khi chưa thả xong lưới là xuất hiện dông gió, phải bỏ lưới chạy vào bờ, có khi không kịp. Làm ngư dân, trải qua những phen hú vía như vậy cũng không quá hiếm”.

Là nghề làm ăn "trên bọt nước", nên đòi hỏi không chỉ có sức khoẻ, kỹ năng mà cần được trang bị đầy đủ thiết bị an toàn, hiện đại, nhất là trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Ðiều này ai cũng hiểu. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc đầu tư, trang bị cho nghề còn hạn chế. Hiện đa phần bà con ngư dân khai thác ven bờ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích luỹ qua thực tiễn, hay từ người đi trước truyền lại, cả trong hoạt động đánh bắt cho đến quan sát thời tiết...

Biển cả mênh mông, trước mỗi chuyến biển, không ai có thể đoán định được điều gì. Khai thác có ngày thất cũng có ngày trúng, đó là chuyện bình thường. “Chỉ mong trời yên biển lặng để được ra biển làm nghề", đó là mong ước của anh Ðoàn cũng như nhiều bà con ngư dân làm nghề khai thác ven bờ hiện nay./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðảm bảo mục tiêu ngăn mặn, chống triều cường

Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây thiệt hại nghiêm trọng, làm 6 người bị thương, chìm 11 phương tiện khai thác, khoảng 1.156 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; 249 vị trí ven sông bị sạt lở và vỡ 1.727 m bờ bao... Ước thiệt hại về tài sản hơn 42 tỷ đồng.

Thăm đồng cùng dân

Linh hoạt trong bố trí, tổ chức sản xuất, chủ động phòng hạn ngay trong mùa mưa là giải pháp đã được triển khai trong nhiều tháng qua nhằm ứng phó trước dự báo El Nino có thể xuất hiện, cũng như nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác do tác động của biến đổi khí hậu.

An toàn của người dân là ưu tiên hàng đầu

Hơn 29 ngàn người luôn sẵn sàng được huy động nhanh chóng khi xảy ra thiên tai để ứng cứu, hỗ trợ kịp thời cho người dân. Ðặc biệt, việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội, luôn được chú trọng và là ưu tiên hàng đầu hiện nay trong công tác phòng, chống thiên tai (PCTT).

Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất

Ðạt 98 trong tổng 100 điểm của bộ tiêu chí đánh giá về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; luôn trong tốp 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước về công tác này những năm gần đây, đó là kết quả nổi bật cho thấy những nỗ lực, quyết tâm, sự bài bản, sáng tạo của Cà Mau trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Nâng cao kỹ năng ứng phó thiên tai

Vừa qua, tại thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân tổ chức thành công huấn luyện thực hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, có hơn 300 lực lượng tham gia.

Bảo vệ sản xuất trước El Nino

Thiếu nước, xâm nhập mặn, tăng nguy cơ cháy rừng... là các mối đe doạ của đợt El Nino dự báo có thể diễn ra trong mùa khô 2023-2024, với cường độ từ trung bình đến mạnh. Làm thế nào để giảm rủi ro trong sản xuất, ít ảnh hưởng đến đời sống là vấn đề các ngành chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.

Giúp dân tự phòng, tránh thiên tai

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn xảy ra 53 điểm sạt lở đất, với chiều dài hơn 1.628 m, làm thiệt hại 31 căn nhà (19 căn thiệt hại hoàn toàn), hư hỏng 409 m lộ nông thôn và một số tài sản khác, ước tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng. Lốc xoáy 32 vụ, làm ảnh hưởng 75 căn nhà (thiệt hại hoàn toàn 14 căn), 1 trại sản xuất giống, ước thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Triều cường làm tràn, vỡ bờ bao nuôi thuỷ sản 6 vụ, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 2,4 tỷ đồng.

Hành trình biến dị thường thành bình thường

Là tỉnh địa đầu cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau với rất nhiều tiềm năng, thế mạnh song phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thách thức. Bảo vệ ổn định được diện tích đất và đời sống người dân trước sự xâm hại của biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ vượt ngoài khả năng nội tại, cần sự trợ lực.

An toàn lưới điện mùa mưa bão

Ngay từ đầu năm, Ðiện lực Ðầm Dơi đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất lợi, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn; đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong sử dụng điện an toàn.

Phòng, chống triều cường từ sớm

Thông qua đầu tư hệ thống cống Tiểu vùng Nam Cà Mau trên địa bàn huyện Cái Nước, gắn với triển khai kịp thời việc duy tu, sửa chữa bờ bao và nạo vét các công trình thuỷ lợi bức xúc, đã góp phần ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu (BÐKH), triều cường, giảm nhẹ thiệt hại trong sản xuất.