ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 13-6-24 11:22:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn sinh kế ở khu tái định cư

Báo Cà Mau Xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi có 3 khu tái định cư (TÐC) thuộc ấp Lưu Hoa Thanh, với tổng diện tích khoảng 6 ha. Trong đó, 2 khu đã đưa vào hoạt động từ năm 2012, trở thành nơi an cư cho những hộ dân sống ven đê, ven biển di dời vào, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, phòng tránh thiên tai, nhất là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, do thời gian đưa vào sử dụng khá lâu, không đầu tư thêm công trình phụ trợ nên điều kiện hạ tầng một số nơi xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Trong 2 khu TÐC đưa vào hoạt động, khu Xen Ghép thường xuyên bị ngập cục bộ khi có mưa lớn. Hệ thống thoát nước không được khơi thông nên khi có mưa lớn, nước mưa cùng với nước cống tràn vào nhà dân. Tuy nhiên, mối lo lớn hơn cả là chuyện sinh kế.

Bà Ðỗ Kim Liên, một trong những người vào khu Xen Ghép ngay từ những ngày đầu. Quê ở tỉnh Tiền Giang, bà Liên về cửa biển Gành Hào sinh sống từ năm 1980, rồi lập gia đình. Ðiều kiện sống nơi cửa biển nguy hiểm, cuối năm 2012, vợ chồng bà Liên được dời vào khu Xen Ghép. Giờ đây, cuộc sống của vợ chồng bà dựa vào tiệm tạp hoá nhỏ, căn nhà cũng xuống cấp nhiều nhưng chưa có điều kiện sửa chữa.

Khu vực phía sau nhà bà Ðỗ Kim Liên không thể thoát nước, gây mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Những người lớn tuổi không tìm được việc làm đã đành, người trẻ hơn cũng bấp bênh. Như vợ chồng anh Trần Hoàng Ðiện, di dời vào khu Xen Ghép được 5 năm nay. Hiện tại, anh Ðiện làm thuê hoặc đi theo ghe đánh bắt nhỏ. Những ngày dông gió, anh không có việc gì để làm thêm. Vợ anh ở nhà chăm 2 con và mở một gian hàng bán đồ ăn vặt. Căn nhà anh ở làm bằng cây gỗ tạm, trống trước hở sau.

Gia đình bà Lê Ngọc Hân dời vào khu Xen Ghép 10 năm nay. Dù không còn thấp thỏm lo sóng gió, nhưng không có phương tiện sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, ai thuê gì cũng làm nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Căn nhà xiêu vẹo bằng cây gỗ tạm, bị ngập nước. Chuyện sửa nhà, bà Hân ngậm ngùi chưa biết ngày nào, bởi vợ chồng cùng chịu khó làm thuê nhưng thu nhập không được là bao.

Chỉ tay vào vách nhà đang nghiêng tựa vào nhà hàng xóm, bà Hân bần thần: “Mai mốt nhà kế bên mà sửa thì chắc nhà mình cũng sập luôn, nhưng giờ vẫn chưa có tiền để sửa. Vô đây mình sống yên tâm mùa mưa bão, ngủ cũng yên giấc hơn. Có điều là không có nhiều việc để làm nên ai thuê gì làm nấy, chỉ đủ sống, tích góp để sửa nhà thì chưa đủ".

Khu Xen Ghép được thiết kế với số nền cấp cho 146 hộ dân vào sinh sống, đầu tư hệ thống đường nội bộ, điện, nước sinh hoạt và cấp nền nhà, hỗ trợ tiền cất nhà cho một số hộ quá khó khăn. Do điều kiện kinh tế nên nhiều hộ đi nơi khác làm ăn, hiện còn gần 100 hộ sinh sống. 

Hạ tầng Khu Xen Ghép được thiết kế với số nền cấp cho 146 hộ dân vào sinh sống, hiện đang xuống cấp trầm trọng.

Xã Tân Thuận là nơi có nhiều người dân tứ xứ về sinh sống, mưu sinh, trong đó không ít những hộ bám vào nghề đánh bắt ven bờ, ven biển nên đời sống khá bấp bênh. Những hộ được di dời vào khu TÐC có thể ổn định được nơi ở, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản mùa mưa bão, nhưng điều kiện việc làm, kiếm sống vẫn còn nhiều hạn chế. Ðây cũng là gánh nặng không nhỏ đối với chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm.

Ông Trần Quốc Khải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận, trần tình: “Hiện tại, xã kêu gọi các nhà đầu tư vào xây dựng các cơ sở chế biến, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp người dân ổn định cuộc sống”.

Ðiều mong mỏi của những hộ dân trong khu Xen Ghép hiện nay là hệ thống đường được nâng cấp, hệ thống thoát nước được khơi thông và có thêm sinh kế ổn định cuộc sống./.

 

Minh Long

 

Ðón hè - Liên kết dạy bơi

Nhằm trang bị kỹ năng bơi lội, cách xử lý tình huống, nhất là giúp các em bảo vệ chính mình khi tiếp xúc hay đến những nơi sông suối, ao hồ, phòng tránh đuối nước; những năm qua, vào dịp hè, các trường trên địa bàn TP Cà Mau đã liên kết tổ chức nhiều lớp dạy bơi cho các em học sinh.

Nhà Nhân ái - Nét đẹp từ sự sẻ chia

Chủ trương xây dựng "Nhà nhân ái” được Ban Thường vụ Thành đoàn phát động và nhận được sự hưởng ứng từ các trường THPT trên địa bàn TP Cà Mau. Ðến nay, sau 16 năm phát động và thực hiện, những ngôi nhà từ sự tử tế, sẻ chia đang được dựng xây càng nhiều, giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mái ấm ổn định để các em yên tâm cắp sách đến trường.

Rau củ 0 đồng - Nụ cười trao gởi

“Rau củ 0 đồng. Mỗi người 1 phần. Ai nhận cũng được. Xin cảm ơn”. Bên dưới dòng chữ dễ thương này là niêm yết thời gian cố định quầy hàng nhân ái mở bán: 17 giờ mỗi ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu, tại số 133A, đường Trương Phùng Xuân, Khóm 3, Phường 8, TP Cà Mau. Chủ quầy, bà Trần Mỹ Hạnh (60 tuổi) vui vẻ: “Mỗi ngày khoảng 50-70 phần rau củ gửi mọi người ăn lấy thảo. Chỉ là chút tấm lòng san sẻ khó khăn với bà con ở xóm... Ngày nào cũng “bán” đắt lắm, chúng tôi nhận lại rất nhiều nụ cười”.

Bàn giải pháp phát huy hiệu quả dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” tại tỉnh

Chiều 7/6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp với Ban Quản lý dự án và Tổ giúp việc Ban Quản lý dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” tại tỉnh Cà Mau (gọi tắt là dự án DIRECT) tổ chức cuộc họp đánh giá hoạt động đã triển khai đến ngày 31/5/2024.

Thực hành nghề di sản

Nghề gác kèo ong mật ở xứ rừng U Minh Hạ có từ lâu đời, đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Với giá trị tiêu biểu, nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia (theo Quyết định số 4613/QÐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019), tạo thêm động lực cho người dân gắn bó với nghề, phát triển nghề bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng U Minh Hạ.

Diện mạo mới ở xã Phong Ðiền

Thời gian qua, được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND huyện Trần Văn Thời, sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân, cùng sự quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc xây dựng NTM, diện mạo xã Phong Ðiền có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên.

Xót thương bé gái 2 lần phẫu thuật ung thư buồng trứng

Đó là hoàn cảnh của em Hồ An Phúc (13 tuổi), con gái út của anh Hồ Chí Nam (41 tuổi) và chị Trần Thị Ngỡi (33 tuổi), ngụ Ấp 16, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. An Phúc đã trải qua 2 lần phẫu thuật cắt bướu buồng trứng, hiện em đang tiếp tục được xạ trị ở Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Nhà nghèo lại phải lo trị bệnh hiểm nghèo cho con nên gia đình hiện đang kiệt quệ, rất cần sự quan tâm giúp đỡ của mọi người.

Thành phố Cà Mau nỗ lực hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I

Sau gần 15 năm được công nhận là đô thị loại II, TP Cà Mau đã vượt qua những khó khăn ban đầu, không gian đô thị được quy hoạch mở rộng gắn với chỉnh trang, nâng cấp, làm cho diện mạo thành phố thay đổi về nhiều mặt. Theo chủ trương của Tỉnh uỷ, phấn đấu đến năm 2025, TP Cà Mau được công nhận đô thị loại I.

Sôi nổi Trại hè thiếu nhi

Qua 1 ngày diễn ra, Trại hè thiếu nhi tỉnh Cà Mau năm 2024 do Hội đồng Đội tỉnh tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp vào tối 5/6, tại Nhà thiếu nhi tỉnh.

Ngôi trường của niềm tin và khát vọng

“Năm học 2023-2024, Trường THPT Cà Mau đạt 42 giải trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh lớp 10, 11 (chỉ sau Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, THPT Ðầm Dơi và THPT Cái Nước); tại Hội khoẻ Phù Ðổng, nhà trường đoạt giải Nhất toàn đoàn khối THPT với 40 huy chương; đạt 3 giải trong kỳ thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh”, thầy Võ Thanh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin đầy phấn khởi, bởi đây chính là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy và trò trong suốt hơn 33 năm qua.