ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-4-25 00:41:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những công trình dâng quà Bác Sáu Dân

Báo Cà Mau (CMO) LTS: Những ngày này, tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, nhiều đơn vị, ngành, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, phần việc, dâng quà chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người con của đất Vĩnh Long (23/11/1922-23/11/2022). Tất cả đều trong tâm thế: khắc phục khó khăn, cố gắng hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng công trình.

Một trong những địa điểm toát lên không khí khẩn trương, hối hả lao động, là tại ấp Phong Thới, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm. Nơi đây, hơn 70 công nhân, người lao động luân phiên ca, kíp nhanh tay thi công xây dựng Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự. Trường được xây dựng trên diện tích 1,2 ha, thiết kế hiện đại, khoa học, đạt tiêu chuẩn quốc gia. Sau khi hoàn thành, trường sẽ đáp ứng việc học tập cho 1.200 học sinh. Công trình do Công ty Cổ phần Ðầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đầu tư vốn, thiết kế và trực tiếp thi công. Ðây là món quà của đơn vị trao tặng quê hương Vũng Liêm - nơi sinh ra người con trung hiếu với tên gọi thân thương "Bác Sáu Dân".

Hơn 70 kỹ sư, công nhân, người lao động luân phiên ca, kíp nhanh tay thi công xây dựng Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự.

Nhằm khẳng định công lao và tôn vinh những đóng góp to lớn của đồng chí Võ Văn Kiệt, qua đó tri ân người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, của Nam Bộ thành đồng, nhiều tháng qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư kinh phí tôn tạo, chỉnh trang nhiều công trình, gồm: Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt; mở rộng con đường mang tên ông. Trước đó, tỉnh chỉnh trang nâng cấp gian nhà thờ phụng song thân của cố Thủ tướng. Dịp này, Vĩnh Long còn triển khai nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật như: phát động Cuộc thi Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt; tổ chức Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề: “Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt - Người thắp lửa cho thanh niên Vĩnh Long"...

Ông Nguyễn Công Long, Phó trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Vũng Liêm, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng rất nhiều công trình chào mừng 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, như: mở rộng Công viên Vũng Liêm, nâng cấp Nghĩa trang huyện, bàn giao hơn 1.500 ngôi nhà cho hộ gặp khó khăn về nhà ở trong toàn tỉnh. Ngoài ra, ngành đang tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo, đôn đốc các ngành tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động liên hoan như văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, cũng như trang trí, tạo không khí phấn khởi chào mừng sự kiện trọng đại này”.

Quá trình thực hiện các phần việc, địa phương, đơn vị gặp một số trở ngại, như vốn đầu tư không kịp thời, thi công công trình trong điều kiện mưa dầm… song tất cả đều khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng. Bởi kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt là sự kiện mang tầm vóc quốc gia, do đó, huyện chỉ đạo rất quyết liệt.

Theo ông Võ Văn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm: “Ðây là sự kiện lớn, trước đây Vũng Liêm chưa từng tổ chức, cho nên kế hoạch chỉ đạo thực hiện các phần việc chào mừng 100 năm ngày sinh Bác Kiệt, huyện chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung. Mỗi tuần Ban Chỉ đạo huyện cùng nhau trao đổi, xở gỡ nếu có vấn đề vướng mắc, nhằm giải quyết mọi công việc thuận lợi, nhanh chóng. Làm sao vừa đạt yêu cầu, vừa mang ý nghĩa trang trọng, trang nghiêm”.

Ðồng chí Võ Văn Kiệt - người con ưu tú của quê hương Vũng Liêm, là một trong số những nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất. Ông ra đi để lại niềm thương quý, yêu kính trong lòng Nhân dân và Ðảng bộ Vĩnh Long. Vì thế, đón nhận thông tin Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng cấp quốc gia, Nhân dân gần xa rất vui mừng, phấn khởi. Ðồng thời, trước những đổi thay của quê hương, bà con càng ghi sâu công lao, tình cảm, sự quan tâm của cố Thủ tướng dành cho quê hương, đất nước. Tại ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm - điểm tiếp giáp Vũng Liêm đi huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh - nơi có Tượng đài Ðốc binh Lê Cẩn, Nguyễn Giao - 2 tiền nhân có công chống ngoại xâm và Khu lưu niệm cố Thủ tướng, chúng tôi thấy khá đông cán bộ và Nhân đến chiêm bái, trò chuyện. Ai cũng phấn khởi, nao nức mong ngóng ngày diễn ra sự kiện này.

Ông Ðào Thanh Hồng, người dân ở ngã ba An Nhơn, bộc bạch: “Cảm xúc của tôi rất phấn khởi, vinh dự và tự hào vì quê hương của Thủ tướng được khang trang như ngày hôm nay. Vũng Liêm hiện nay đổi mới rất nhiều; trường học, bệnh viện, đường giao thông, công trình nào cũng quy mô, khang trang”.

​Vài tuần lễ nữa, Vĩnh Long tưng bừng chào đón kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, do đó, các đơn vị được giao nhiệm vụ thi công các công trình, phần việc đang đẩy nhanh tiến độ. Cán bộ, viên chức và Nhân dân dành thời gian sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu nói về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cố Thủ tướng. Qua đó, lòng thêm tự hào, tin yêu người con trung hiếu của quê hương với tên gọi thân thương "Bác Sáu Dân" mỗi khi nhắc nhớ về Người!.

 

Quỳnh Mai

 

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

Rà soát công trình, tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí sau sắp xếp tinh gọn bộ máy 

“Rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí; rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo chủ trương của Bộ Chính trị để tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí”, đây là những nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đề ra trong phiên họp thường kỳ quý I vào chiều 15/4/2025.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.