ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 08:50:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người đứng sau bục giảng

Báo Cà Mau Nhắc đến trường học, thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến thầy giáo, cô giáo là những người trực tiếp giảng dạy học sinh. Thế nhưng, phía sau bục giảng còn có sự cống hiến thầm lặng của những nhân viên thư viện, y tế, kế toán và đội ngũ cấp dưỡng (ở cấp mầm non). Công việc của họ cũng góp phần thành công cho sự nghiệp giáo dục.

Tận tuỵ cống hiến

Bên cạnh đội ngũ giáo viên, Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) có nhân viên y tế, nhân viên kế toán và nhân viên thư viện. Họ đóng vai trò không nhỏ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Gắn bó với công tác thư viện tại trường từ năm 2007, thầy Bùi Văn Việt luôn tận tuỵ và tâm huyết với công việc. Ðể khơi dậy tinh thần đọc sách của học sinh, thầy Việt không ngừng sáng tạo trong quá trình hướng dẫn các em làm quen với các dạng sách, định hướng học sinh đọc sách, trang bị những quyển sách phù hợp với học sinh từng khối lớp, tổ chức tiết đọc thư viện... để thu hút học sinh đọc sách.

Thầy Việt chia sẻ: "Ðọc sách theo cách truyền thống dễ nhàm chán, đặc biệt là với học sinh tiểu học, các em thường không kiên nhẫn ngồi đọc hết một quyển sách, nên trong tiết thư viện, tôi sẽ sáng tạo bằng việc cho các em chơi trò chơi, trả lời câu hỏi hay đóng kịch, để thêm phần thú vị. Cách này rất hiệu quả, từ khi triển khai, mỗi tiết thư viện đều nhận được sự hưởng ứng của học sinh”.

Thầy Bùi Văn Việt luôn tận tuỵ với công tác thư viện của trường.

Thầy Bùi Văn Việt luôn tận tuỵ với công tác thư viện của trường.

Ðể có thêm nguồn sách phong phú cho thư viện, thầy Việt đã kêu gọi từ nhiều nguồn, đồng thời tích cực tìm kiếm những quyển sách hay, ý nghĩa cho học sinh đọc để khám phá tri thức.

Trường Mầm non thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) có 350 trẻ. Phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh, 6 nhân viên cấp dưỡng của trường luôn làm việc hết năng suất. Chị Phan Thu Mơ, nhân viên cấp dưỡng, cho biết, công việc mỗi ngày của chị là phân loại, làm sạch và sơ chế nguyên liệu trước khi chế biến. Bắt đầu công việc từ 7 giờ sáng, mỗi ngày chị có 8 tiếng đồng hồ làm việc trong nhà bếp.

Vì chế biến và nấu ăn cho học sinh mầm non nên đội ngũ cấp dưỡng ở đây rất chú trọng khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị Mơ chia sẻ: “Ðối với công việc nấu ăn cho trẻ, từ vệ sinh dụng cụ, khu vực bếp đến sơ chế, chế biến thức ăn đều được chỉn chu từng bước, mọi người làm việc luôn đặt cái tâm lên hàng đầu”.

Gắn bó với công việc nấu ăn tại Trường Mầm non thị trấn Năm Căn hơn 10 năm, chị Lương Thị Lềnh rất yêu thích công việc này vì chị đặc biệt đam mê nấu nướng. Chị Lềnh chia sẻ: “Ðể trẻ có những bữa ăn ngon miệng, tôi và chị em thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề chế biến thức ăn. Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là thấy những bữa ăn được trẻ ăn ngon miệng và không còn thức ăn thừa”.

Nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non thị trấn Năm Căn cống hiến hết mình trong việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em.

Nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non thị trấn Năm Căn cống hiến hết mình trong việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ em.

Những nỗi niềm

Mặc dù thời gian và công việc dành hết cho trường nhưng mức lương mà họ nhận được luôn là nỗi trăn trở của nhiều đơn vị trường học.

Chị Phan Thu Mơ cho biết, mức lương hằng tháng chị nhận được là 3 triệu 400 ngàn đồng sau khi trừ bảo hiểm. “Với mức lương này, tôi chỉ phụ với chồng tiền nuôi con, trang trải cuộc sống gia đình hằng ngày", chị Mơ chia sẻ.

Chị Cao Diệu Linh, nhân viên cấp dưỡng Trường Mầm non thị trấn Năm Căn, bộc bạch: “Công việc của chị em trong bếp khá vất vả, nhưng hiện tại lương rất thấp. Thời gian mỗi ngày tôi dành hết ở trường nên không thể kiếm thêm công việc khác để có thêm thu nhập, nên cuộc sống thường chật vật”.

Làm việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng mức lương của nhân viên cấp dưỡng  nhận được rất khiêm tốn.

Làm việc 8 tiếng mỗi ngày nhưng mức lương của nhân viên cấp dưỡng nhận được rất khiêm tốn.

Cũng đến trường 8 tiếng mỗi ngày nhưng mức lương thầy Bùi Văn Việt nhận được mỗi tháng là 7 triệu 700 ngàn đồng và không có thêm khoản phụ cấp nào. Thầy Việt chia sẻ: “Nhiều khi tôi cũng chạnh lòng vì mức đãi ngộ của mình thấp hơn nhiều so với thầy cô đứng lớp. Tuy nhiên, khi chọn học và làm công việc thư viện, tôi đặc biệt yêu thích công việc này và sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục”.

Cô Ðinh Thị Quế, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Năm Căn, chia sẻ: "Mặc dù mức thu nhập còn thấp nhưng những nhân viên cấp dưỡng vẫn cống hiến hết mình trong công việc, luôn đề cao tinh thần và trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho học sinh. Hy vọng thời gian tới, thu nhập và chế độ đãi ngộ của họ sẽ được quan tâm hơn nữa”./.

 

Phương Thảo

 

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đảm bảo được tính nghiêm túc

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Bạc Liêu đã khép lại với sự an toàn, nghiêm túc. Dù thời tiết mưa nắng thất thường gây ít nhiều trở ngại, nhưng các thí sinh (TS) vẫn đến điểm thi đúng giờ, nỗ lực hoàn thành tốt từng môn thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Quyết tâm đảm bảo an toàn, nghiêm túc tối đa

​Với tính chất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tương lai của hàng ngàn thí sinh, nên các cấp lãnh đạo, các ban, ngành của Bạc Liêu, nhất là ngành Giáo dục đang nỗ lực với quyết tâm rất cao để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 một cách an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

Ông Nguyễn Văn Nguyên - Quyền Giám đốc Sở GD-ĐT: Bạc Liêu đã sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp

​Chỉ còn 2 ngày nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra. Để tổ chức kỳ thi thành công, vai trò của ngành Giáo dục là rất lớn.