ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:33:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những suất cháo nghĩa tình

Báo Cà Mau 5 giờ sáng, các thành viên Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, lại bận rộn. Người đi chợ, người chuẩn bị nồi, người nhóm lửa bắc nồi cháo. Ngày nào cũng vậy, các thành viên làm việc rất cần mẫn, nhiệt tình để có những suất cháo từ thiện cấp phát cho các bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hiển.

5 giờ sáng, các thành viên Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, lại bận rộn. Người đi chợ, người chuẩn bị nồi, người nhóm lửa bắc nồi cháo. Ngày nào cũng vậy, các thành viên làm việc rất cần mẫn, nhiệt tình để có những suất cháo từ thiện cấp phát cho các bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hiển.           

Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc nằm gần bệnh viện, các thành viên của bếp ăn cùng góp vốn và xây cất lên gian bếp khá khang trang, mua đầy đủ dụng cụ bếp núc và thay phiên nhau trực ở đây. Lúc đầu bếp ăn có 5 thành viên, họ làm nhiều nghề khác nhau: chủ nhà hàng, chủ doanh nghiệp, chủ kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản, chủ tiệm vàng… Dù bận rộn nhưng mỗi ngày họ lại dành thời gian từ 5-7 giờ sáng để nấu cháo cho bệnh nhân. Công việc này họ đã thực hiện xuyên suốt 3 năm qua, dù không hưởng được một phần lợi ích gì về vật chất, thậm chí họ còn xuất tiền túi ra để mua thịt, rau củ, quả… để nấu cháo.

Các thành viên Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc trao những suất cháo cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hiển.

Bà Lê Thị Nở, thành viên bếp ăn, chia sẻ: “Chúng tôi luôn xem bệnh nhân như người thân của mình nên những nồi cháo được nấu chín phải hợp vệ sinh và hợp khẩu vị người bệnh. Về dinh dưỡng, luôn đảm bảo thịt, rau, củ, quả... Ðó chính là tấm lòng của chúng tôi để chia sẻ, mong sao cho bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ”.

Do hoạt động xuyên suốt và liên tục nên các thành viên trong bếp ăn từ thiện phải luân phiên đến các gia đình khá giả, doanh nghiệp vận động hỗ trợ tiền để phụ giúp bếp ăn. “Ði vận động phải có sự kiên trì, tâm huyết, bởi không phải ai cũng đồng tình đóng góp. Có người bảo chúng tôi ăn không ngồi rồi lo chuyện bao đồng”, chị Lý Kim Tiền, Bếp trưởng Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ.

Suốt 3 năm qua, ngày ngày bếp ăn vẫn hoạt động đều đặn, từng bát cháo đã kịp trao đến cho bệnh nhân. “Thấy bệnh nhân vui vẻ, coi chúng tôi như người thân, đón nhận tấm lòng chân thành của chúng tôi, chúng tôi vui lắm. Chính lẽ đó đã thôi thúc trong từng thành viên tâm huyết, gắn bó với nghề này. Rồi bếp ăn từ thiện ngày càng đông lên, hiện đã có trên 20 thành viên, tất cả hết lòng để giúp bệnh nhân nghèo”, chị Lý Kim Tiền cho biết thêm.

Chị Lưu Thị Cuốn, khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, đang điều trị tại Bệnh viện Ða khoa huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Tôi nằm viện 5 ngày, sáng nào cũng được nhận cháo của bếp ăn từ thiện. Tôi thấy cháo của các chị nấu rất ngon, hằng ngày cháo được đổi món, khi thịt, khi củ, quả nên tôi và những bệnh nhân ở đây ăn không thấy ngán”.

Cầm trên tay suất cháo, ông Huỳnh Xuân Hoang, 60 tuổi, khóm 4, thị trấn Rạch Gốc, đang điều trị tại bệnh viện huyện, cảm kích: “Tôi thật lòng cảm ơn các chị trong bếp ăn từ thiện, ai cũng tận tình, chu đáo. Con trai tôi và tôi nằm viện đã hơn 1 tuần, nhà xa, con cháu thì bận công việc nên không ở đây chăm sóc thường xuyên. Tôi thấy cháo ở đây còn ngon hơn ở nhà tôi nấu. Nhờ các bữa cháo từ thiện mà tôi và bệnh nhân nghèo ở đây mỗi bữa sáng được phần tươm tất”.

Tưởng chừng bếp ăn từ thiện chỉ thu hút các chị em phụ nữ trên địa bàn thị trấn, nhưng đằng sau đó là sự hỗ trợ tích cực từ phía của các người chồng. Sau những bữa của bếp ăn dành cho các bệnh nhân, các anh hăng hái tham gia ngay vào việc dọn dẹp vệ sinh, cùng vợ chùi rửa xoong, chảo, bếp núc. Anh Võ Minh Thuỳ, chồng chị Lý Kim Tiền, chia sẻ: “Thấy vợ làm việc ý nghĩa nên tôi ủng hộ nhiệt tình. Không những thế, tôi còn góp công sức vào với mong muốn giúp bệnh nhân có được những bát cháo thêm ý nghĩa”.

Bà Phan Huyền Trân, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Rạch Gốc, thông tin: “Mỗi ngày Bếp ăn từ thiện khóm 7, thị trấn Rạch Gốc, nấu 40 suất cháo phục vụ bệnh nhân. Các thành viên của bếp ăn từ thiện hoạt động vì cái tâm và cả tấm lòng thiện nguyện. Ngoài ra, các chị còn thường xuyên đến động viên tinh thần và tặng quà, đường, sữa… để giúp bệnh nhân nhanh chóng lành bệnh”./.

Bài và ảnh: Minh Văn

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).