ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 28-7-25 12:04:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những vấn đề cử tri Bạc Liêu quan tâm được đưa lên bàn nghị sự

Báo Cà Mau

Trong Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 23/10 đến nay tại Hà Nội, trong rất nhiều phiên họp bàn về các vấn đề liên quan đến quốc sách, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều ý kiến tại hội trường cũng như ở các buổi thảo luận tổ. Đó cũng là những ý kiến tâm huyết của cử tri tỉnh Bạc Liêu, được các ĐBQH tỉnh nhà gửi gắm đến Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ảnh: K.P

Sách giáo khoa - một trong những vấn đề cử tri có nhiều ý kiến

Phát biểu tại buổi thảo luận tổ liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đại biểu Nguyễn Huy Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, câu chuyện sách giáo khoa (SGK) từ trước đến nay chiếm rất nhiều giấy mực của báo chí, thời gian của các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, học sinh. Hiện tại, với thông tư mới liên quan đến việc quy định vấn đề xét chọn SGK mà Bộ GD-ĐT vừa lấy ý kiến rộng rãi thì việc xét chọn SGK tiến hành trong cơ sở giáo dục phổ thông theo một quy trình: Hội đồng nhà trường không quá 15 người để xét chọn, có phụ huynh và học sinh tham gia; danh mục sau khi thông qua Hội đồng của nhà trường sẽ trình lên cấp trên trực tiếp và Chủ tịch UBND tỉnh là người có thẩm quyền để phê duyệt SGK.

Vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm là với một Hội đồng không quá 15 người thì liệu rằng vấn đề xét chọn có thật sự đảm bảo đầy đủ, phù hợp không? Đại biểu đề nghị phải làm sao để đảm bảo sự hài hòa trong kết quả xét chọn; phát huy vai trò tự chủ, nhất là phù hợp với năng lực giáo viên và học sinh của trường.

Vấn đề sạt lở khu vực ĐBSCL

Cũng trong kỳ họp này, có một vấn đề rất được lưu tâm đó là “đất và nước”. Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là câu chuyện về chức năng lập pháp của Quốc hội. Trong góc nhìn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vấn đề sạt lở đang là vấn đề nóng. Tuy nhiên, sạt lở đất còn liên quan đến vấn đề nguồn nước. Nhưng hiện tại chúng ta quan tâm nhiều đến sạt lở đất về mặt cơ học, tức là mất đất do sạt lở. Trước mắt, chúng ta thấy đất bị sạt lở mà không thấy xói mòn dinh dưỡng đất còn trầm trọng hơn. Chất đất càng ngày càng mất đi, nghèo nàn phù sa. Phân tích thì dòng sông Mê-kông từ hàng trăm năm, hàng triệu năm cần mẫn đưa phù sa về bồi đắp lên đồng bằng châu thổ Cửu Long. Nhưng cho đến bây giờ, dòng sông Mê-kông giảm lượng phù sa. Các đập thủy điện ở thượng lưu sông; lưu lượng, trữ lượng phù sa thay đổi; phù sa không kịp lắng đọng, bị cuốn ra biển chứ không bồi đắp cho đồng bằng. Cuộc sống sinh kế của hàng triệu người dân khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề.

Nói đến vấn đề này thì lại nhắc đến bài toán các ô đê bao. Chống lại biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khắp nơi ở ĐBSCL cũng đắp cát, ô đê bao ngăn mặn, nhưng đắp ô đê bao lại đồng thời làm cản trở bồi đắp phù sa một cách tự nhiên. Độ màu mỡ của đồng bằng sụt giảm, nhiều thứ ở ĐBSCL thay đổi. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cũng cần quan tâm đến vấn đề này, vì nó là nỗi lo chung của người dân khu vực ĐBSCL nói chung, người dân Bạc Liêu nói riêng.

Một số chế độ chính sách cần quan tâm

Trong các lần thảo luận tại hội trường cũng như thảo luận tại tổ, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu nêu những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho người có công. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rất quan tâm đến vấn đề này, các chính sách đã cơ bản thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, cử tri tại nhiều địa phương phản ánh, hiện nay chính sách hỗ trợ cho người có công còn rất thấp so với mặt bằng chung. Trong khi giá cả thì ngày càng tăng cao nên cuộc sống của nhiều hộ chính sách khó khăn chồng khó khăn. Cử tri rất mong Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành quan tâm đến đối tượng này để có mức hỗ trợ tốt hơn, để họ có điều kiện sống tốt hơn.

Liên quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, trong thời gian qua, tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm của thanh niên có xu hướng tăng cao. Riêng quý 1/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,61% (gấp 3,38 lần tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,25%). Nếu chúng ta không quan tâm mà cứ để tình trạng thất nghiệp kéo dài thì có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy, trong đó có tệ nạn xã hội; trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần phải có cơ chế chính sách, giải pháp căn cơ để hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho lực lượng thanh niên. Cụ thể là triển khai sớm chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, khởi sự doanh nghiệp nhằm tạo môi trường để thanh niên được phát huy trí tuệ, sức sáng tạo. Đồng thời, Chính phủ có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

Kim Phượng (tổng hợp)

Lắng lòng tháng bảy

Mỗi độ tháng Bảy về, đất trời như lắng lại không khí tri ân những người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là dấu son, nhưng cũng đầy mất mát, bi thương. Tại Cà Mau, nhiều chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh anh dũng, để đổi lấy cuộc sống  hoà bình.

Đoàn kết, kỷ cương, sẵn sàng chiến đấu cao

Sáng 24/7, Ban Chỉ huy Phòng thủ Khu vực 1 - Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của đơn vị.

Nhận diện, đập tan luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc 

Nam Bộ là vùng đất thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều này không thể chối cãi. Thế nhưng, vin vào những điều vô căn cứ, phản động về dân tộc, tôn giáo và vấn đề lịch sử lãnh thổ để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ở Nam Bộ, những luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục nở rộ, nhất là trên không gian mạng.

Tuyên truyền toàn diện, tạo không khí thi đua sôi nổi

Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tỉnh Cà Mau và các địa phương tích cực triển khai tuyên truyền, thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa. Điều này không chỉ tạo không khí thi đua sôi nổi mà còn là cơ hội để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nhìn lại chặng đường đã qua, thống nhất tư tưởng và hành động cho nhiệm kỳ mới.

Ấm tình ngày giỗ đồng đội

Những ngày tháng Bảy - tháng tri ân, ở khắp các địa phương trong tỉnh, nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ diễn ra trang trọng và cảm động. Tại xã Đầm Dơi, các cựu chiến binh (CCB) và người dân cùng họp mặt, nấu mâm cơm cúng và tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống.

Không để “sập bẫy” các chiêu lừa và thủ đoạn chống phá

Những ngày qua, lợi dụng việc sắp xếp tổ chức hành chính và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các đối tượng xấu gia tăng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong khi các thế lực thù địch tung luận điệu xuyên tạc, chống phá. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo nhận diện và chủ động đấu tranh phòng, chống.

Bứt phá trong chặng đường mới

Ðại hội Ðảng bộ xã Quách Phẩm sau hợp nhất (từ 2 xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc) nhiệm kỳ 2025-2030, là khởi đầu mới với sự rộng mở về không gian phát triển, đồng thời là cơ hội để địa phương bứt phá vươn lên gắn với các lợi thế, tiềm năng. Xây dựng diện mạo giàu đẹp của quê hương, đời sống Nhân dân hạnh phúc, văn minh chính là nhiệm vụ kỳ quyết, quan trọng, mệnh lệnh thôi thúc tổ chức đảng, đảng viên phải ra sức phấn đấu, phụng sự và cống hiến.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ở ngã tư sông

Về trung tâm xã Ðầm Dơi, đi từ đường Dương Thị Cẩm Vân lên cầu, đập vào mắt là tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân sừng sững bên bờ ở ngã tư sông, khắc ghi chiến công của nữ kiện tướng chiến hào trong những năm bao vây, đánh lấn Chi khu Ðầm Dơi. Ở góc tường rào bê-tông là bức phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân huyện Ðầm Dơi ngày trước trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếc là ở đây còn thiếu tượng đài khắc hoạ hình ảnh 26 người chết và hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị bắt bớ, tù đày trong cuộc đấu tranh trực diện ngày 23/10/1961 quy mô lớn nhất và bị đàn áp đẫm máu nhất trong tỉnh lúc bấy giờ.

Tuyên truyền, vận động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Vũ Thăng vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động sưu tầm, giao nộp, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.