ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 06:31:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm nghề rẫy mùa hạn

Báo Cà Mau Tình hình mùa hạn năm nay đã ảnh hưởng khá lớn đến năng suất, chất lượng các sản phẩm rau màu của bà con vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời.

Tại xã Trần Hợi, một trong những địa phương có diện tích trồng rẫy lớn, tính đến nay đã xuống giống hơn 280 ha, hiện thu hoạch 216 ha, diện tích còn lại đã và đang bắt đầu thu hoạch, nhưng do thiếu nước tưới nên chất lượng nông sản giảm, kéo theo giảm giá thu mua. Ông Lê Chiến Luỹ, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: "Mùa khô hạn năm nay rất gay gắt, đa số kênh, mương trữ nước để trồng màu của bà con nông dân đã cạn nước, không đáp ứng nhu cầu tưới tiêu. Hiện bà con đang tiến hành thu hoạch diện tích màu còn lại; tạm thời ngưng xuống giống, do không có nước tưới, không đảm bảo cho quá trình phát triển của cây trồng”.

Ông Nguyễn Thanh Vũ, Ấp 1, cho biết: “Năm nay nước thiếu trầm trọng, chăm sóc cây trồng rất khó khăn. Do thiếu nước, các loại trái, hoa màu đều giảm chất lượng nên năng suất thấp, do đó giá cũng bị ảnh hưởng. Giá dưa leo hiện tại từ 11-12 ngàn đồng/kg, mướp 8 ngàn đồng/kg, bầu từ 5-6 ngàn đồng/kg. Mức giá này cũng chấp nhận được, nhưng so với năm trước thì giảm nhiều”. Theo ông Vũ, năm nay thực sự khó khăn cho nông dân làm rẫy. Nước đến thời điểm này gần như không còn, dẫn đến cây trồng không phát triển tốt, héo lá, giảm chất lượng, dưới kênh thì khô cạn, chỗ còn một ít nước cũng không thể dùng để tưới tiêu do bị xì phèn.

 Ông Nguyễn Thanh Vũ, Ấp 1, xã Trần Hợi cho biết, năm nay thực sự khó khăn cho nông dân làm nghề rẫy. 

Theo ông Trương Thanh Bưởi, Trưởng Ấp 2, hạn hán đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người dân, đặc biệt là đối với những hộ làm rẫy.

Hệ thống sông, kênh, rạch trên địa bàn Ấp 2, xã Trần Hợi bị khô cạn, gần như trơ đáy, gây nhiều khó khăn trong giao thương cũng như phục vụ nước tưới tiêu cho người dân trồng rẫy.

“Trong mùa hạn này, ngoài bầu, mướp, dưa leo, gia đình còn trồng khoảng 1 ngàn gốc ớt, đã thu hoạch được 2 lần, sau đó do không đủ nước tưới nên cây bị héo lá, trái rụng, coi như bỏ luôn. Rẫy cà pháo hơn 300 gốc cũng bị tình trạng tương tự. Nói chung năm nay năng suất giảm, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập kinh tế gia đình”, anh Nguyễn Quang Hương, Ấp 2, lo lắng.

 Anh Nguyễn Quang Hương, Ấp 2, xã Trần Hợi buồn bã khi hơn 1.000 gốc ớt đang trong giai đoạn thu hoạch mà phải bỏ do thiếu nước tưới.

Hiện trên địa bàn xã đã ghi nhận hơn 55 điểm sụt lún với tổng chiều dài trên 2.300 m lộ. Có những con lộ ngang 3,5 m bị sụt lún nặng khiến xe ô tô không thể lưu thông được, điều này ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông, cũng như việc thu mua nông sản của bà con.

Anh Phạm Văn Tạo, Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời, thương lái thu mua rau màu nhiều năm, cho biết: “Năm nay, bà con trồng rẫy thất lắm, do thiếu nước trầm trọng. Giá thu mua cũng không được cao như những năm trước”.

Anh Phạm Văn Tạo, Khóm 5, thị trấn Trần Văn Thời, thương lái thu mua rau màu, cho biết: “Năm nay bà con trồng rẫy thất lắm do thiếu nước trầm trọng. Giá thu mua cũng không được cao như những năm trước”.

Ðể hạn chế thiệt hại cũng như tìm giải pháp khắc phục, giảm thiệt hại cho người dân, ông Lê Chiến Luỹ cho biết: “Chính quyền địa phương đã tăng cường phối hợp với ngành chức năng nhằm đưa ra khuyến cáo giúp giảm thiểu thiệt hại cho người dân, cũng như hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động thu mua của thương lái. Về lâu dài, cần có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước vẫn thường xuyên xảy vào mùa hạn của vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời nói chung và xã Trần Hợi nói riêng”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.

Giải pháp bảo vệ lúa hè thu

Lúa gạo được xác định là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh, với diện tích gieo trồng hằng năm trên 110.000 ha và sản lượng lúa khoảng 500.000 tấn. Là 1 trong 2 mùa vụ chính, vụ lúa hè thu hằng năm toàn tỉnh gieo sạ khoảng 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Tuy nhiên, đây cũng là vụ lúa phải đối diện với nhiều rủi ro từ thiên tai, nhất là tình trạng mưa lớn, kèm dông gây đổ ngã và ngập úng.

Chủ động ứng phó thời tiết bất thường

Hiện nay, nhiều nơi trong tỉnh bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, báo hiệu sự chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là thời tiết thường diễn biến phức tạp, dông, lốc, sét, gió giật mạnh thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Không để bị động, bất ngờ trước thiên tai

Thời điểm chuyển mùa, nhiều khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết bất thường như: mưa dông kèm gió giật mạnh, lốc xoáy, sét, mưa lớn cục bộ, mưa đá, sóng to và gió mạnh trên biển… Những hiện tượng thời tiết này thường xảy ra rất nhanh, trong thời gian ngắn, khó có thể dự báo xa, nên vô cùng nguy hiểm.

Cần nguồn lực nạo vét cửa biển

Khai thác, đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiều cửa biển đang bị bồi lắng đã gây ra không ít khó khăn cho ngư dân và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong mùa mưa bão.