ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:41:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi niềm nhân viên tiếp thị

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp thị bán hàng, một nghề không quá xa lạ với nhiều người, từ những cử nhân chuyên ngành makerting, sinh viên chưa ra trường, hay những người chỉ tốt nghiệp THPT có năng khiếu về giao tiếp, sức khoẻ tốt vẫn có thể thực hiện. Thu nhập được trả theo doanh số bán hàng, chính vì thế người làm nghề cũng nhiều vất vả, lắm gian nan.

Nghề của sự kiên nhẫn và nhọc nhằn

Khi đã quyết định gắn bó với công việc này ngoài kỹ năng giao tiếp khéo léo còn phải chấp nhận những khó khăn vất vả như dầm mưa dãi nắng khi di chuyển hàng chục cây số đến từng vùng quê chào hàng bán sản phẩm.

Anh Huỳnh Hảnh tiếp thị sản phẩm sữa cho khách hàng ở cửa hàng tạp hoá.

Dưới cái nắng gay gắt trên 30 độ, chúng tôi bắt gặp anh Nguyễn Văn Nguyên (Khóm 4, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình) trên chiếc xe máy lấm lem bụi đường. Khuôn mặt đen sạm, đôi bàn tay thô ráp trải qua nhiều sương gió do đặc thù công việc mang lại khi phải len lỏi từng vùng quê để bán hàng. Anh Nguyên tâm sự: Anh tốt nghiệp cao đẳng kế toán nhưng khó tìm được việc làm do thiếu kinh nghiệm và bằng cấp chưa đủ điều kiện, anh quyết định xin vào làm nhân viên bán hàng cho Công ty Cổ phần dinh dưỡng Nuti Food ở TP Cà Mau. Tính đến nay, anh có hơn 4 năm gắn bó với nghề.

Nhiệm vụ của anh là bán hết đơn hàng của công ty giao, vì thu nhập ngoài lương anh được trả theo doanh số bán hàng. Vậy nên, công việc hàng ngày của anh là bán hàng từ thành thị đến những vùng quê xa xôi, hình thức làm việc với các bước chào hỏi khách hàng, trình bày sản phẩm và thuyết phục khách mua hàng. Mỗi ngày trên chiếc xe máy anh chạy hàng trăm cây số để bán hàng, nhưng không phải lúc nào cũng thuyết phục khách thành công. Anh Nguyên bộc bạch: “Tôi bán hàng theo tuyến nên ngày nào cũng chạy rong rong ngoài đường bất kể thời tiết như thế nào. Nhiều khi chạy cả ngày, năn nỉ gãy lưỡi mà chỉ nhận lại cái lắc đầu của khách rồi chở hàng về lỗ cả tiền xăng, chưa tính đến tiền ăn uống”.

Do tính chất công việc phải rong ruổi cả ngày nên việc ăn bụi, ngủ đường với những nhân viên tiếp thị là chuyện như cơm bữa. Anh Nguyên chia sẻ, không riêng gì anh mà hầu hết những người làm nghề này đều ăn cơm bụi, nghỉ trưa ở quán cà phê, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Nhiều trải nghiệm

Để bán được sản phẩm, nhân viên tiếp thị phải có khả năng ăn nói khéo léo, nhưng nhiều lúc cũng gặp phải khách hàng khó tính, có cái nhìn ác cảm với nghề này. Anh Nguyên chia sẻ: “Có lần tôi đến tiếp thị cho một tiệm tạp hoá vùng nông thôn, bà chủ vừa thấy mặt tôi, chưa kịp giới thiệu đã xua tay đuổi. Vừa buồn vừa tủi thân, đành lủi thủi bỏ về”.

Tuy nhiên, vượt qua tất cả những vất vả, nhọc nhằn của công việc, những nhân viên bán hàng cũng tìm được niềm vui từ những chuyến rong ruổi từ thị trấn đến vùng sâu giúp họ có được sự trải nghiệm, am hiểu về thị trường, hàng hoá và văn hoá tiêu dùng của từng vùng quê.

Hay những lần chào bán sản phẩm, mềm dẻo thuyết phục khách giúp họ rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, trau dồi khả năng giao tiếp. Anh Huỳnh Hảnh (Phường 8, TP Cà Mau), nhân viên tiếp thị bán hàng của Công ty sữa Hà Lan chi nhánh Cà Mau, chia sẻ: “Lúc trước tôi nóng tính lắm, làm chuyện gì cũng hấp tấp, nói chuyện thì cộc lốc. Từ khi làm nghề này, bản thân tự rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại, khả năng giao tiếp ngày càng tốt hơn, giúp tôi tự tin hơn trong cuộc sống”.

Và điều an ủi sau những vất vả, nhọc nhằn là nghề tiếp thị giúp họ có được nguồn thu nhập nhất định, trang trải cuộc sống. “Lương hàng tháng của tôi gần 8 triệu đồng, gồm lương cứng và doanh số đủ để tôi sống và gửi chút ít về cho cha mẹ”, anh Nguyên phấn khởi.

Xã hội phát triển không ngừng, mọi người đều tìm cho mình công việc phù hợp để xây dựng đời sống. Những nhân viên bán hàng cũng đang làm công việc chân chính để mưu sinh./.

Võ Thảo

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Cà Mau có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 5/5, Văn phòng UBND tỉnh có thông báo về ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã Phú Thuận (huyện Phú Tân); xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và xã Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 vào ngày 29/4 vừa qua.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Nghĩa tình từ những căn nhà Ðồng đội

Thời gian qua, phong trào xây dựng nhà Ðồng đội cho hội viên cựu chiến binh (CCB) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở luôn được Hội CCB các cấp TP Cà Mau triển khai và thực hiện rất hiệu quả. Mỗi năm, những căn nhà tạm bợ, xiêu vẹo trong hội viên dần được thay thế bằng những căn nhà Ðồng đội khang trang, ấm áp.

Tìm giải pháp căn cơ phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các sản phẩm KH&CN (bản quyền, bí quyết, sáng kiến và các dịch vụ liên quan đến hoạt động KH&CN). Phát triển thị trường KH&CN sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau phát triển thị trường KH&CN vẫn chưa được đồng bộ trên nhiều lĩnh vực.

Chuyến xe thiện nguyện

“Chị không mê gì, chỉ mê làm từ thiện. Có phước là có tiền, nhưng có tiền phải song hành với phước”, chị Trần Ngọc Vẹn, thành viên cốt cán của Nhóm thiện nguyện Ánh Ðạo Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), chia sẻ với chúng tôi khi bắt đầu câu chuyện về hành trình thiện nguyện của nhóm và những chuyến xe cứu thương cứu sống bao nhiêu con người khốn khó.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Ðẩy mạnh triển khai nhà ở xã hội

Thực hiện Ðề án “Ðầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 2.900 căn đến năm 2030. Dự án nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau đã và đang được triển khai, là một trong những dự án trọng điểm góp phần thực hiện chỉ tiêu Chính phủ giao.

Lan toả yêu thương với "Tủ 0 đồng"

Với phương châm “Ai có đến ủng hộ - Ai cần hãy đến lấy”, từ đầu năm đến nay, Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội, Bệnh viện Ða khoa Trần Văn Thời đã kết nối với các nhà hảo tâm, chung sức cùng cán bộ, nhân viên bệnh viện thành lập "Tủ 0 đồng", chia sẻ khó khăn với thân nhân, bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn khi đến khám, điều trị bệnh tại bệnh viện.