(CMO) Hàng năm, dòng Mê Kông mang rất nhiều phù sa, miệt mài tuôn chảy ra những cửa sông ĐBSCL rồi ra biển. Lượng phù sa này gặp bãi cạn ngoài khơi phía Nam Mũi Cà Mau và Hòn Khoai nên tích tụ vào phía bờ Tây, bồi lắng cho Mũi Cà Mau thêm dài và rộng mãi.
“Mắm đi trước, đước theo sau", mắm tiên phong lấn biển, đước là loài cây theo sau giữ đất để bồi đắp cho Mũi Cà Mau luôn vươn dài ra biển và làm nơi sinh sống của vô số loài thuỷ sản vùng ngập mặn như cá, tôm, cua, vọp, ốc len, cá thòi lòi… Mũi Cà Mau vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030./.
Mưu sinh trên bãi bồi. |
Cá "bống sao", loài cá giống như cá thòi lòi nhưng kích cỡ nhỏ hơn. |
Cây đước trong vùng lõi Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. |
Những chiếc ghe “đẩy te” đánh bắt gần bờ, làm thiệt hại nguồn lợi thuỷ hải sản tự nhiên. |
Nghề đan lưới cá chét của người dân vùng Đất Mũi. |
Trên những con kinh chảy ra bãi bồi, người dân có thêm nghề vớt cá nâu, cá đối con. |
Bình minh trên Mũi Cà Mau. |
Hoàng Vũ