ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 05:23:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân Ðầm Dơi với nhiều cách làm kinh tế hiệu quả

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, với hơn 13.500 hội viên nông dân, chiếm hơn 48% số hộ nông dân, hội nông dân các cấp của huyện Ðầm Dơi đã có nhiều phong trào thi đua sôi nổi, nhất là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”.

Từ năm 2018 đến nay, toàn huyện có hơn 110 ngàn lượt hộ cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký và có trên 65.900 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt hơn 100% chỉ tiêu nghị quyết. Trong đó, đạt danh hiệu cấp cơ sở hơn 54.300 lượt hộ, cấp huyện hơn 10.100 lượt hộ, cấp tỉnh 1.500 lượt hộ, cấp Trung ương 43 lượt hộ. Nhiều tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong các lĩnh vực là minh chứng sống động cho thấy được hiệu quả của phong trào.

Mô hình sáng - xanh - sạch - đẹp do Hội Nông dân xã Ngọc Chánh phát động.

Ðơn cử như nông dân Nguyễn Thanh Hào, ấp Hiệp Hoà Tây, xã Ngọc Chánh, với mô hình ương sò huyết giống. Sau khi mua sò cám từ Cần Giờ, mỗi ký 10-15 triệu con giống, ông dèo trong 3 ao trải bạt. Ðiều kiện nuôi sò cũng khá đơn giản, ao dèo có diện tích từ 40-50 m2, không tốn chi phí thức ăn, nguồn nước tự nhiên từ vuông của gia đình. Hơn một năm học hỏi, triển khai, đến nay, ương sò huyết giống bước đầu đạt nhiều kết quả, thu nhập ổn định.

Cứ khoảng 20 ngày, ông Hào sẽ đi lấy sò giống một lần, chi phí khoảng 50 triệu đồng. Cũng khoảng thời gian đó, gia đình xuất bán một đợt. Trung bình nếu sò đạt từ 70-80% sẽ mang đến nguồn thu khoảng 50-70 triệu đồng.

Ngoài mô hình ương sò giống, ông Hào tiếp tục duy trì nuôi sò thương phẩm trên 3 ha đất của gia đình. Sò giống được ông dèo trong mùng đến 60 ngày cho cứng cáp mới thả vào vuông. Năm 2022, gia đình thu hoạch được 4 tấn sò thương phẩm. Với giá bán dao động từ 100-120 ngàn đồng/kg tuỳ kích cỡ, từ 100-80 con/kg, tổng nguồn thu khoảng 560 triệu đồng. Ấn tượng hơn, khi trừ hết chi phí, ông còn lãi 500 triệu đồng.

Hội Nông dân xã Ngọc Chánh thành công mô hình nuôi sò huyết

Ông Hào cho biết: “Nuôi tôm cua không trúng, tôi quyết định nuôi sò thịt. Tôi nuôi được khoảng 7 năm, rất thành công, năm nào cũng lời từ 100-300 triệu đồng, đặc biệt, năm nay tôi nuôi sò cám, sò ép, tiền vốn 50 triệu đồng, lời khoảng 500 triệu đồng”.

Bên cạnh nỗ lực vươn lên, các cấp hội nông dân còn được hỗ trợ gần 4 tỷ đồng từ nguồn vốn do huyện quản lý, giải ngân 79 lượt dự án, tổng số tiền xoay vòng hơn 6,7 tỷ đồng, có 712 hộ hội viên nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và Trung ương, tổ chức thực hiện được 21 dự án, hỗ trợ 324 hội viên vay, số tiền xoay vòng hơn 5,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, hội còn vận động hội viên xây dựng quỹ hùn vốn được trên 5,5 tỷ đồng, giúp hơn 6.200 hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, giúp nhau về cây, con giống và hơn 9 ngàn ngày công lao động, góp phần tăng thu nhập, vươn lên giảm nghèo bền vững.

Năm 2016, ông Bào Thanh Hải, ấp Tân An Ninh B, xã Tạ An Khương Nam, được hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn quỹ nông dân huyện, ông làm chuồng nuôi 12 con heo, nuôi cua. Hiện ông bắt đầu bắt tỉa cua và thả lại vào ao nuôi, mỗi tháng thu hoạch 60 kg cua, thu nhập hơn 20 triệu đồng.

Ông Hải chia sẻ: “Nhờ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khó khăn, thiếu vốn khác đã đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng được các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao”.

Trong phát triển sản xuất, nông dân huyện Ðầm Dơi còn tham gia thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Ðến nay, toàn huyện có 12 chủ thể/10 xã đăng ký thực hiện chương trình OCOP, có 40 sản phẩm được công nhận; trong đó, được công nhận đạt chuẩn 4 sao có 3 sản phẩm, đạt chuẩn 3 sao có 37 sản phẩm, đều là hội viên nông dân cùng tham gia phát triển.

Ông Lê Minh Hiền (người mang kính, bên phải)  Chủ tịch UBND huyện, đang giới thiệu các sản phẩm OCOP do nông dân Ðầm Dơi làm ra.

Từ năm 2018 đến nay, hội đã nhận giúp đỡ 413 hộ hội viên nông dân nghèo, cận nghèo thoát nghèo, qua đó giảm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, có 36.600 lượt hộ hội viên nông dân đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường. Cán bộ, hội viên, nông dân trong huyện đã đóng góp trên 51 tỷ đồng, hiến hàng chục héc-ta đất xây dựng các công trình phúc lợi, góp ngày công lao động phát quang bụi rậm, sửa chữa lộ nông thôn, đắp mố cầu...

Ông Nguyễn Quốc Hận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về phát triển kinh tế. Thông qua phong trào, định hướng hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng đẩy mạnh liên kết, hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau làm giàu. Ðặc biệt, sẽ tập trung xây dựng, nhân rộng những mô hình phù hợp với từng địa phương; phát triển phong trào theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế hợp tác, phát triển ngành nghề gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Cùng với đó sẽ kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền các cấp có chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất”.

Ðại hội Nông dân huyện Ðầm Dơi lần thứ XI với chủ đề “Ðoàn kết - Ðổi mới - Hội nhập - Phát triển bền vững”, Hội Nông dân huyện sẽ tiếp tục phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả, tích cực tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cây, con kém hiệu quả sang các cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế và khả năng tiêu thụ sản phẩm gắn với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Ðồng thời, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện…

Với sự đầu tư từ Nhà nước cũng như sự sáng tạo của nông dân Ðầm Dơi, tin rằng sẽ có nhiều hơn nữa những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao đời sống người dân thời gian tới./.

 

Thành Quốc

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cải tạo diện địa khu tập kết

Đối phương rút đi, gỡ máy đèn và phá ống nước, huỷ hoại nhiều công trình công cộng nhằm gây khó khăn cho ta. Ta giành lại máy điện, sửa chữa máy nước, sửa các công trình cộng đồng, bảo vệ cầu, sửa đường sá, dọn dẹp rác rưởi và cất thêm trường học.

Giữ giềng mối lòng dân

Trần Thới là xã cửa ngõ phía Nam của huyện Cái Nước, được ghép từ họ và tên của 2 Liệt sĩ Trần Văn Út và Dương Văn Thới gắn với chiến công oanh liệt trong trận chống càn thời kháng Pháp ở địa danh Cái Muối. Ông Lê Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Trần Thới, cho biết: “Năm 2020, xã Trần Thới về đích nông thôn mới, đó là sự vui mừng, tự hào và được kết tinh từ truyền thống cách mạng vẻ vang, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên, và quan trọng nhất chính là ý Ðảng - lòng Dân nơi đây luôn được giữ gìn, vun đắp, phát huy cao độ”.