ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 7-5-25 11:59:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông thôn mới Khánh Bình tự hào là xã cửa ngõ

Báo Cà Mau Khánh Bình là xã cửa ngõ nằm trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời. Sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80%, đời sống người dân trước đây còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, với ý chí và quyết tâm chính trị, Ðảng bộ và Nhân dân Khánh Bình đã xây dựng hoàn thành xã nông thôn mới (NTM) vào những ngày cuối năm 2016.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Dương Minh Sang cho biết: “Lúc mới bắt đầu xây dựng NTM, qua kiểm tra, toàn xã chưa có tiêu chí nào đạt; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; năng suất và sản lượng lúa còn ở mức thấp do chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất; đời sống bà con còn bấp bênh...”.

Tuy nhiên, sau 6 năm xây dựng NTM, Khánh Bình đã thay da đổi thịt hoàn toàn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã phát triển khá đồng bộ; chính sách an sinh xã hội luôn được thực hiện tốt; kinh tế phát triển ổn định; văn hoá - xã hội có bước chuyển biến tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Công tác ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất được đẩy mạnh, góp phần làm cho đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn ngày càng phát triển.

Nông dân Ngô Minh Quang, ấp Kinh Hội, cho biết: “Thay đổi đầu tiên mà mỗi người dân đều nhận thấy chính là hạ tầng nông thôn phát triển: điện, đường, trường, trạm khang trang; người dân phấn khởi hăng say lao động, thi đua trong sản xuất, góp phần xây dựng thành công NTM”.

4/5 trường học các cấp được công nhận đạt chuẩn, tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng.

Ðảng bộ nơi đây xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của Nhân dân, vì vậy, trong quá trình triển khai, địa phương luôn chú ý phối hợp chặt chẽ, hài hoà giữa nhóm các tiêu chí “cứng và mềm”. Hạ tầng xây dựng đến đâu thì vận động người dân chỉnh trang nhà cửa, làm hàng rào cây xanh đến đó; phụ nữ thì giám sát việc thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”; nông dân thì tuyên truyền, hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất nâng cao thu nhập; các đoàn thể vào cuộc với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao nhất.

Bí thư Ðảng uỷ xã Khánh Bình Nguyễn Thành Ban bộc bạch: “Ðảng bộ luôn quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Ðảng là then chốt, xây dựng và phát triển văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Ðảng, đồng thời xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn tâm toàn ý phục vụ Nhân dân là bí quyết để xã vùng ngọt như Khánh Bình xây dựng thành công NTM”.

Nhờ lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời nên kinh tế - xã hội địa phương tiếp tục ổn định và có bước phát triển, đảm bảo đúng cơ cấu phát huy thế mạnh của nông nghiệp. Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất luôn được tăng cường, triển khai sâu rộng trong Nhân dân; năng suất lúa bình quân đạt 6 tấn/ha, tăng 0,6 tấn/ha so với năm 2010.

Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cho nông dân đầu tư mở rộng sản xuất với năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha. Toàn xã có hơn 2.000 ha đất trồng lúa, nhưng có đến gần 1.000 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn; 80% diện tích lúa sử dụng giống cấp xác nhận; 20% sản xuất giống nguyên chủng. Cơ giới hoá trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất ngày càng nhiều trong đời sống người dân nông thôn.

Những kết quả đó chính là nền tảng vững chắc để Khánh Bình xây dựng thành công NTM.

Thêm một mùa xuân mới lại về, khắp đất trời đang thay màu áo mới. Ðối với người dân xã Khánh Bình, mùa xuân năm nay càng tươi đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi đây là mùa xuân đầu tiên xã Khánh Bình đạt chuẩn NTM./..

Tỷ lệ hộ nghèo từ gần 12% hiện giảm xuống chỉ còn 3,8%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp đôi (33,3 triệu đồng/người/năm); trên 90% lao động có việc làm thường xuyên. 4/5 trường học các cấp được công nhận đạt chuẩn quốc gia; gần 80% nhà ở dân cư được đầu tư khang trang; 86,49% người dân tham gia bảo hiểm y tế; trên 99% hộ dân được sử dụng điện an toàn,…
Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã được đầu tư khang trang, 9/9 ấp có trụ sở sinh hoạt văn hoá, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân.
100% hệ thống cống bọng được đầu tư kiên cố, đảm bảo tốt điều kiện tưới và tiêu nước chủ động cho người dân trong sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp được địa phương đặc biệt quan tâm.
Ngoài trồng lúa, bà con luôn tận dụng đất trống để trồng màu, nâng cao thu nhập gia đình.
Mặc dù diện tích nuôi thuỷ sản không nhiều (trên 200 ha), nhưng người dân đã ứng dụng những mô hình nuôi mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trên cùng đơn vị diện tích.
Gần 60 km đường trong xã được bê-tông hoá, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho bà con nông thôn.

Bài và ảnh: Ngọc Huệ - Khánh Phương

Gần lắm Cà Mau!

Với đặc thù là vùng đất có 3 mặt giáp biển, Cà Mau sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú và độc đáo, với rừng ngập mặn Mũi Cà Mau rộng lớn, ngày đêm vươn mình ra biển, kết hợp rừng ngập ngọt U Minh Hạ xanh ngát bạt ngàn, trở thành khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Với nguồn tài nguyên phong phú đã tạo tiền đề cho Cà Mau phát triển sản phẩm du lịch sinh thái xanh, du lịch cộng đồng gắn với phát triển các loại hình du lịch dịch vụ biển, đảo; du lịch văn hoá, lịch sử, tâm linh, nghỉ dưỡng...

Làm mới, gia tăng giá trị nghề truyền thống

Giờ đây, ai có dịp đến các vùng quê ở 2 vùng mặn, ngọt Cà Mau không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các làng nghề truyền thống. Ðiển hình như các làng nghề làm tôm khô, muối ba khía, ép chuối, làm khô cá bổi, gác kèo ong, đan đát... còn mang đậm dấu ấn thời gian. Những sản phẩm làm ra từ làng nghề đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giới trẻ hoà chung không khí mừng đại lễ 30/4

Hoà chung không khí người dân cả nước tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Cà Mau đã chủ động trang hoàng không gian với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, cùng những khu vực check-in mang đậm màu sắc lịch sử nhằm nhắc nhớ, tôn vinh một thời hào hùng của dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc nơi Nghĩa trang Hàng Keo

Có câu: “Côn Lôn đi dễ khó về/Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”, theo Bia Di tích ghi lại: “Nghĩa trang Hàng Keo - Côn Ðảo được thực dân Pháp xây dựng trên khu đất 97.000 m2, đây là nơi chôn vùi của hơn 10 ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại Nhà tù Côn Ðảo, từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng năm 1940-1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng, di dời về Khu D Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Ðảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy”.

Ðảm bảo hoạt động hàng không an toàn và thông suốt

Với phương châm vừa vận hành vừa nghiên cứu, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không, Công an tỉnh Cà Mau đã bố trí lực lượng công an chính quy phối hợp với lực lượng an ninh sân bay triển khai các giải pháp đảm bảo hoạt động hàng không luôn trong trạng thái an toàn và thông suốt.

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.