Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100-300 triệu đồng/ao khoảng 2.000-4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng. Chính vì thế, diện tích tôm công nghiệp từ vài chục héc-ta những ngày đầu chuyển dịch đến nay tăng lên 8.860 ha (số liệu đến ngày 11/5).
Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100-300 triệu đồng/ao khoảng 2.000-4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng. Chính vì thế, diện tích tôm công nghiệp từ vài chục héc-ta những ngày đầu chuyển dịch đến nay tăng lên 8.860 ha (số liệu đến ngày 11/5).
Nhưng phong trào nuôi tôm công nghiệp hiện đang trở thành "cuộc chiến" với những thách thức đầy khó khăn, nhất là khi giá tôm xuống thấp như hiện nay. Ðối mặt với nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh, giá vật tư, điện tăng cao, con giống kém chất lượng, người nuôi tôm càng nuôi càng lỗ. Treo đầm là giải pháp trước mắt đối với những hộ nuôi tôm công nghiệp không còn khả năng tái sản xuất./.
Nằm trong vùng quy hoạch NTCN của thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân nhưng dịch bệnh trên tôm nuôi đang đẩy nhiều hộ lâm vào cảnh treo đầm. |
Anh Nguyễn Việt Khởi, ấp Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân đang thu dọn vật tư từ 8 ao nuôi sau 3 vụ liên tiếp trắng tay. |
Máy tiếp ô-xy một thời mang lại tiền tỷ cho người NTCN đã vào kho tạm dừng hoạt động. |
Anh Thái Trường Ny, khóm 8, phường 6, TP Cà Mau, thu gom thiết bị vật tư để bán lấy chi phí phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. |
Những hộ có năng lực về vốn đang cải tạo ao nuôi chờ giá tăng trở lại mới thả nuôi. |
Hoàng Diệu thực hiện