ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 18:25:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Sơn Xà Phal cùng bà con vượt qua đói nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Ông Sơn Xà Phal là 1 trong 68 người được bầu người uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ 1 hộ nghèo, bằng nghị lực và quyết tâm, không những ông phấn đấu trở thành hộ khá giả mà còn giúp đỡ nhiều người thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ông còn mở lớp dạy chữ và văn hóa Khmer hơn 10 năm qua cho cộng đồng dân cư nơi ông ở nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà không nhận 1 đồng thù lao nào.

Quê gốc của ông Sơn Xà Phal ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo có đông anh em. Đến khi cha mẹ ông đã ở tuổi xế chiều và thường xuyên bệnh tật thì mọi áp lực nuôi sống gia đình đè nặng lên vai ông, bởi ông là con trưởng trong gia đình.

Ông Sơn Xà Phal là 1 đảng viên gương mẫu trong mọi phong trào ở địa phương.

Mặc dù từ khi còn tấm bé, ông đã rất ham học hỏi và xác định rõ con đường thoát khỏi đói nghèo là tìm đến con chữ. Nhưng khi đứng trước hoàn cảnh thực tế quá khó khăn, ông đành gác lại ước mơ đến trường và chọn cho mình con đường tu học ở chùa Cao Dân, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Bằng sự quyết tâm và nỗ lực của mình, ông đã tham gia rất nhiều lớp học nâng cao trình độ và kiến thức và Phật pháp, giáo lý. Nhờ vậy nên khi chỉ mới 27 tuổi, ông đã được phân công về làm Trụ trì chùa Đầu Nai, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình. Năm 33 tuổi, ông quyết định lập đình.

Trở về cuộc sống đời thường, với đôi bàn tay trắng và phải nuôi thêm cha mẹ già cùng 2 người em gái, ông gặp không ít gian nan. Thấu hiểu hoàn cảnh của ông, chính quyền địa phương cấp cho ông sổ hộ nghèo nhằm san sẻ một phần khó khăn mà ông đang gặp phải. Nhưng bằng sự nỗ lực, ông đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế và nhanh chóng xin thoát nghèo chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi.

Là người có trình độ lại đã từng kinh qua cái nghèo nên ông quyết tâm vực dậy đời sống bà con dân tộc ở địa phương. Ngay từ khi đảm nhận chức Chi hội phó Chi hội nông dân ấp Cây Khô, ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn ở địa phương và được Ban Dân tộc cử đi tập huấn, giao lưu với các tỉnh bạn về kỹ thuật nuôi trồng. Ông cũng thực hiện các mô hình làm ăn hiệu quả để truyền đạt và hướng dẫn lại cho bà con, khuyến khích bà con tăng gia sản xuất.

Ông Sơn Xà Phal cho biết, ấp Cây Khô có 137 hộ đồng bào Khmer, trong đó có hơn 30 hộ không đất sản xuất nên thuộc diện nghèo và cận nghèo. Bà con nơi đây chủ yếu làm thuê; có người có đất nhưng không thể tiếp tục bám đất vì sản xuất không hiệu quả thì đi tha phương lập nghiệp.

Trước thực tế đó, ông đến từng hộ để trò chuyện, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ nhằm tìm ra biện pháp tháo gỡ và đề xuất lên cấp trên hỗ trợ. Những ngày đầu, ấp Cây Khô không mét lộ bê tông nào, ông vận động bà con hiến đất, góp công sức để xây dựng con lộ để giúp học sinh thuận tiện đến trường.

Sau nhiều lần đề xuất ở các buổi tiếp xúc cư tri, nhiều con lộ bê tông trong ấp đã được xây dựng như con lộ Kinh Tràm 1 dài 1.500 mét, con lộ Kinh Tám Thước dài 800 mét, con lộ Kinh 41 dài 1.500 mét… Với tâm niệm “an cư lạc nghiệp”, ông nhiều lần đề xuất lãnh đạo địa phương cấp đất và nhà ở cho những hộ không đất sản xuất, không nơi cư trú. Và đã có nhiều hộ được cấp 3 công đất sản xuất và giao nhà tại khu dân cư xã Tân Lộc…

Những việc làm của ông được bà con đền đáp bằng sự kính trọng và thương mến. Khi gia đình nào có chuyện rầy rà, họ đều nhờ ông khuyên giải và hầu hết đều thành công.

Ông Sơn Xà Phal tâm sự: “Đa phần đời sống của đồng bào Khmer còn gặp nhiều khó khăn vì không được đào tạo qua trường lớp, không am hiểu nhiều về kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng. Vậy nên, để giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, chính quyền cần “cầm tay chỉ việc”. Nghĩa là ngoài việc hỗ trợ vốn, cần mở nhiều lớp tập huấn đề đào tạo kỹ thuật, dạy nghề cho bà con”.

Và để duy trì nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, vào mỗi dịp hè, ông đều mở lớp dạy chữ Khmer cho bà con. Qua từng ngày, số lượng người đến học càng đông. Nếu như ban đầu chưa đầy 30 học viên thì giờ đây đã lên gần 150 người. Việc làm này ông đã đều đặn thực hiện hơn 10 năm qua và không hề nhận thù lao giảng dạy.

Ông Phal cho biết: “Bà con dân tộc Khmer hầu hết đều nói được tiếng mẹ đẻ nhưng rất ít người biết viết. Vì thế, tôi mở lớp dạy để cho họ vừa biết viết, vừa biết đọc. Và nếu người Kinh muốn học chữ Khmer, tôi cũng rất vui lòng chỉ dẫn tận tình”.

Ngọc Trầm

Phó chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ Nguyễn Trung Thuật nhận xét: “Đồng chí Sơn Xà Phal là đảng viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông và người nhiệt huyết, tận tình chăm lo cho đời sống đồng bào dân tộc. Ông luôn trăn trở tìm cách làm cách nào để đồng bào dân tộc có cuộc sống no ấm”.

 

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

Trao 500 triệu đồng tạo sinh kế cho người khuyết tật

Sáng nay (24/9), tại Khách sạn Ánh Nguyệt, Doanh nghiệp xã hội Đời Rất Đẹp (DRD) phối hợp với Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tổ chức Lễ trao vốn sinh kế cho 50 người khuyết tật thuộc Dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh.

Hạnh phúc từ những điều không hoàn hảo

Dù bị mất một phần cánh tay phải, nhưng anh Trần Ðông Triều (44 tuổi, ngụ ấp Chống Mỹ, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) vẫn có thể hoàn thành tác phẩm bonsai và giành giải Ðồng trong Hội thi Tay nghề cấp huyện lần thứ I, do Hội Sinh vật cảnh (SVC) huyện Năm Căn tổ chức.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.