Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng luôn coi trọng công tác tuyên giáo, xem đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên có tính chất mở đường về tư tưởng, chính trị, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Ðảng, nền tảng tinh thần của xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng luôn coi trọng công tác tuyên giáo, xem đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên có tính chất mở đường về tư tưởng, chính trị, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng cách mạng, nền tảng chính trị của Ðảng, nền tảng tinh thần của xã hội.
Trong kháng chiến cứu quốc, công tác tuyên giáo góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa Mác - Lênin, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác tuyên giáo góp phần tích cực đưa đường lối, chủ trương của Ðảng, nhất là đường lối đổi mới của Ðảng đi vào cuộc sống; mở rộng dân chủ, khơi dậy sáng tạo của các ngành, các cấp, của mọi tầng lớp trong xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, làm nên những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại.
Thực tiễn cuộc sống vô cùng phong phú, sinh động và cũng không kém phần gay go, phức tạp, nhất là trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động nhanh chóng khôn lường, có thể tác động trực tiếp đến tư tưởng, chính trị và mọi mặt đời sống tinh thần của xã hội. Công tác Tuyên giáo đang đứng trước nhiều vấn đề có tính thách thức thời đại, đòi hỏi phải tự đổi mới để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ðổi mới công tác tuyên giáo, trước tiên những người làm công tác tuyên giáo phải tự đổi mới mình. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Ðảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân lên trên hết, trước hết, xem đây là tiêu chuẩn bất di bất dịch. Theo đó, bản thân người làm công tác tuyên giáo phải có trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, có năng lực thật sự để nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; phải sát thực tiễn, sát cơ sở, phải gần dân, có tâm huyết, có tầm nhìn, có khả năng dự đoán, dự báo, phân tích tình hình; phải đứng trên quan điểm của Ðảng để nói và viết, để phản bác những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, âm mưu “diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch; phải kịp thời định hướng tư tưởng, định hướng dư luận, nhận thức cho người dân ...
Người làm công tác tuyên giáo hiện nay đâu chỉ nói cho dân ta nghe mà phải nói cho cả thế giới nghe nên phải nói thế nào để thù trong, giặc ngoài không có cơ hội xuyên tạc, nói xấu Ðảng ta, chế độ ta.
Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc”, Bác Hồ viết: “Tục ngữ nói “đo bò làm chuồng”, “đo người may áo”. Bất kỳ làm việc gì cũng phải có chừng mực. Viết và nói cũng vậy... Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?...”. Vì vậy, người làm công tác tuyên giáo phải biết tự đổi mới mình, ngoài cái tài thì cần phải có sự hội tụ giữa cái “tâm” say mê, nhiệt huyết, gắn bó với công việc và cái “tầm” của tri thức khoa học mới có thể chuyển tải những vấn đề quan trọng của đất nước đến mọi tầng lớp Nhân dân, biến chủ trương, nghị quyết của Ðảng thành hành động cách mạng, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các “cường quốc năm châu” như mong muốn của Bác Hồ kính yêu./.
Tiếng Dân