Hằng năm, cứ vào những ngày đầu xuân là vào mùa lễ hội. Hiện cả nước có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có hơn 2/3 là lễ hội dân gian, được tổ chức từ sau Tết Nguyên đán cho đến tháng 3 âm lịch. Nhiều lễ hội mang tầm quốc gia và được thế giới ngưỡng mộ như Giỗ Tổ Hùng Vương...
Hằng năm, cứ vào những ngày đầu xuân là vào mùa lễ hội. Hiện cả nước có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ, trong đó có hơn 2/3 là lễ hội dân gian, được tổ chức từ sau Tết Nguyên đán cho đến tháng 3 âm lịch. Nhiều lễ hội mang tầm quốc gia và được thế giới ngưỡng mộ như Giỗ Tổ Hùng Vương...
Duy trì, phục dựng, phát triển những lễ hội có ý nghĩa chính là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Vì vậy, từ người quản lý, tổ chức đến người tham dự lễ hội phải thật sự trân trọng nét đẹp tâm linh, phải bằng tấm lòng tri ân và hướng thiện, phải thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc mình bằng hành vi, ngôn từ cụ thể. Ðến với lễ hội, trong mỗi người phải có tư tưởng tiến bộ hơn, hành vi có văn hoá, phải thật sự lương thiện, phải có trách nhiệm hơn với quốc gia, dân tộc, phải biết cầu cho quốc thái dân an, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Thế nhưng, nhiều lễ hội vốn mang bản chất tốt đẹp nhưng đã bị một số người lợi dụng biến thành nơi trục lợi; không ít chùa chiền, đình, miếu bước vào là thấy toàn “hòm công đức”, có nơi chỉ 1 bàn thờ đã có đến 2 hòm công đức... Song theo đó, không biết do thiếu sự am hiểu hay do cố ý mà có những hủ tục đã lỗi thời, không mang tính giáo dục, thậm chí còn mang tính bạo lực, rùng rợn cần phải được dẹp bỏ nhưng vẫn được một vài địa phương phục dựng, gây phản cảm trong xã hội hiện đại ngày nay. Về phía người đi lễ hội thì vẫn còn không ít người với mục đích không trong sáng, chỉ mong cầu tư lợi bất chính, họ sẵn sàng “hối lộ” để cầu mong thánh thần, tiên Phật bịt mắt thế gian để họ thực hiện trót lọt những việc làm gian trá. Thế nên, mới có việc tiền bạc nhét đầy vào tay, vào miệng, vào chỗ nào có thể nhét được trên các pho tượng, đồ cúng thì thuê đi, thuê lại nhiều lần... Họ đã biến một số lễ hội thành nơi tự do truyền bá mê tín, nơi buôn thần bán thánh, làm ô uế nơi vốn được xem là thiêng liêng, thanh khiết...
Bộ VH-TT&DL đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ nhằm giảm và tiến tới chấm dứt những trò nhếch nhác này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là phải từ ý thức đúng của người tổ chức và người tham gia lễ hội, nếu không phải bằng tấm lòng thì những hành vi kém văn hoá trong lễ hội vẫn còn là câu chuyện dài
Tiếng Dân