ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 03:17:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình sạt lở tại tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu

Báo Cà Mau Ngày 11/8, Đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu về tình hình sạt lở. Phía lãnh đạo tỉnh Cà Mau, có 2 Phó chủ tịch UBND tỉnh: Lâm Văn Bi và Lê Văn Sử.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (người thứ 3 từ phải sang) kiểm tra thực tế tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển Đông, thuộc địa bàn xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu.

Báo cáo với đoàn công tác về tình hình sạt lở, sụp lún trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thông tin, tổng chiều dài các đoạn bờ biển sạt lở đặc biệt nguy hiểm và sạt lở nguy hiểm trên địa bàn tỉnh là 83,85km; trong đó, bờ biển Tây đang bị sạt lở nguy hiểm dài 22 km; bờ biển Đông đang bị sạt lở ở mức độ đặc biệt nguy hiểm với chiều dài 61,85 km.

Trên địa bàn tỉnh có đến 355 điểm sạt lở bờ sông; trong đó, có đến 82 điểm sạt lở nghiêm trọng với tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng lên đến 3.724 ha.

Tổng chiều dài các đoạn bờ sông, rạch bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425/8.118 km; trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm khoảng 120 km, chủ yếu xảy ra ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi; sạt lở nguy hiểm có chiều dài khoảng 305 km, chủ yếu xảy ra ở các đoạn bờ sông có mật độ dân cư thưa hơn và hạ tầng bên trong chủ yếu là giao thông nông thôn. Sạt lở đã làm hư hỏng, sụp đổ xuống sông gần 28km lộ giao thông; 334 căn nhà; có nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực có diện tích hơn 3.700ha bao gồm nhà cửa, tài sản của người dân và nhiều hạ tầng quan trọng khác. Tổng thiệt hại sạt lở đã gây ra cho tỉnh ước gần 1.120 tỷ đồng.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử báo cáo tình hình sạt lở tại tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, hạn hán mùa khô năm 2023-2034 đã gây sụt lún vùng ngọt hoá trên 700 điểm, gần 20 km đường giao thông nông thôn; trên 2.600 hộ gia đình gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, ước tổng thiệt hại về tài sản trên 28 tỷ đồng. Tỉnh đã công bố thiên tai mức độ 2 tại vùng ngọt hoá huyện U Minh và Trần Văn Thời.

Tại buổi làm việc, Cà Mau đề xuất Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét các đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, làm cơ sở để các địa phương thực hiện về hợp tác đầu tư trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở ven biển. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép tỉnh sử dụng nguồn kết dư từ Chương trình nguồn phục hồi kinh tế - xã hội và nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 để tiếp tục đầu tư kè phòng, chống sạt lở tại những vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Đặc biệt, Cà Mau kiến nghị Bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ kinh phí để khắc phục sạt lở bờ biển tại các điểm đặc biệt nguy hiểm khu vực bờ biển Đông với chiều dài theo tình huống khẩn cấp đã ban bố là 21,55 km, kinh phí khoảng 1.693 tỷ đồng và một số tuyến bờ sông bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều dài 5,7 km, tổng kinh phí 684 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng tại vùng ngọt khoảng 200 tỷ đồng và đầu tư hệ thống nước nối mạng khoảng 241 tỷ đồng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương phải phối hợp chặt chẽ để dự báo được tình hình sạt lở, sụp lún, tính toán đầu tư các công trình, dự án phải mang tính khả thi, căn cơ, lâu dài, tránh lãng phí. Đối với các công trình, dự án xin chủ trương đầu tư, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, chất lượng.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo, tính toán đầu tư các công trình, dự án phòng chống sạt lở phải mang tính khả thi, căn cơ, lâu dài, tránh lãng phí. 

"Việc chăm lo đời sống của người dân là không dễ dàng, vì còn liên quan đến phong tục, tập quán sinh hoạt, đặc biệt là người dân vùng xung yếu, bị ảnh hưởng bởi sạt lở, sụp lún, nhưng phải phấn đấu tuyên truyền, vận động di dời người dân vào vùng an toàn, tạo chỗ ở, sinh kế để ổn định cuộc sống, không để thiệt hại về người", Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Trước đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có chuyến kiểm tra thực tế tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển Đông, thuộc địa bàn xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.

 

Ngọc Thu

 

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Cháy trường tiểu học tại Rạch Gốc

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy, đang thống kê mức độ thiệt hại và khắc phục sự cố.

Chuyên gia tổng kết những điểm bất thường của bão số 3 (Yagi)

Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông, là cơn bão có cường độ tăng nhanh nhất, mức độ giảm cấp trên đường đi của bão không theo quy luật thông thường.

Tổng kết, trao giải các hoạt động vui Tết Trung thu

Tối 16/9, Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Thành đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Cà Mau tổ chức chương trình tổng kết, trao giải Liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm” lần thứ XVIII và Hội thi làm “Lồng đèn đẹp” năm 2024.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển; hằng năm bố trí thêm nguồn kinh phí đặc thù, giúp cho các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện triển khai đầu tư các công trình bức xúc ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, giúp chính quyền, Nhân dân và đồng bào DTTS các địa phương vùng DTTS nâng cao khả năng ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Đó là một trong những đề xuất của ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban dân tộc tỉnh tại buổi làm việc với đoàn giám sát của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024, vào sáng nay (16/9).

Hành động thiết thực, hiệu quả Tháng cao điểm chuyển đổi số

“Tất cả các ngành, các cấp, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia vào công tác chuyển đổi số, biến những thách thức thành cơ hội và tận dụng hết tiềm năng của công nghệ để làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn” – đó là lời kêu gọi của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân tại buổi lễ ra quân “Phát động tháng cao điểm thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024” vào sáng 16/9 tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh.

Tiếp tục hoạt động ủng hộ người dân miền Bắc

Ngày 14/9, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau tiếp tục tổ chức hoạt động hưởng ứng ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt.

Nhiều diện tích lúa hè thu sắp thu hoạch bị đổ ngã

Sau hơn 3 tháng xuống giống, hiện nay nhiều bà con nông dân bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết mưa dông những ngày qua đã làm chậm tiến độ thu hoạch và nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, gây thiệt hại cho nông dân.

Khai mạc liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm”

Tối 13/9, Nhà thiếu nhi tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Thành đoàn, Phòng giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Liên hoan “Em hát với đêm trăng rằm” lần thứ XVIII năm 2024.