ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:32:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

Báo Cà Mau Trên địa bàn thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) hiện còn rất nhiều khu dân cư có hệ thống giao thông nội bộ nhỏ hẹp; hạ tầng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hầu như không có. Từ thực tế này, nhiều mô hình (PCCC) được đưa vào hoạt động, nhằm hỗ trợ người dân xử lý đám cháy ngay khi vừa phát hiện.

Địa bàn thị trấn Sông Ðốc có hơn 45 ngàn nhân khẩu. Với đặc điểm “nhà như chợ, chợ như nhà”, nơi đây có rất nhiều chợ: Xẻo Quao, Chợ Lớn, Chợ Nhỏ. Thời gian qua, Công an huyện đã thành lập được 13 điểm chữa cháy công cộng và 15 tổ liên gia, qua đó đã giúp lực lượng dân phòng và bà con Nhân dân tại thị trấn chủ động hơn trong PCCC. Thị trấn Sông Ðốc cũng là địa phương thành lập mô hình Tổ liên gia đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, 10-15 hộ liền kề thành 1 tổ.

Lực lượng dân phòng tham gia tập luyện kỹ năng PCCC.

Thiếu tá Huỳnh Nhật Nam, Phó trưởng Công an thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Bên cạnh thường xuyên tuyên truyền trên đài phát thanh, Công an thị trấn Sông Ðốc tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về PCCC cho đối tượng học sinh. Ðặc biệt, tập trung vào các em lớp 12, vì sau này các em sẽ đi học xa nhà, sinh sống tại các khu chung cư, ký túc xá, rất cần những kỹ năng ứng phó với các tình huống”.

Hiện nay, các hộ kinh doanh đa phần đã có ý thức, nhưng thông qua tuyên truyền sâu rộng, người dân càng hiểu rõ hơn về những nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ, từ đó giúp bà con chủ động hơn trong cách phòng tránh và thoát nạn.

Ông Nguyễn Xuân Tiến, tiểu thương Chợ Lớn, Khóm 1, cho biết: “Thông qua nhiều đợt tuyên truyền từ địa phương, tôi biết được cách sử dụng các phương tiện, thiết bị PCCC tại chỗ, phương pháp an toàn trong sử dụng nguồn điện, các thiết bị sinh hoạt; kỹ năng thoát nạn khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Hộ kinh doanh chúng tôi đã tự trang bị thiết bị chữa cháy”.

 Các phương tiện chữa cháy tại Chợ Lớn (thị trấn Sông Đốc) luôn được kiểm tra thường xuyên, bảo đảm vận hành tốt khi có sự cố xảy ra.

Ông Nguyễn Trọng Nguyễn, Ðội trưởng Ðội Dân phòng - PCCC, Khóm 3, chia sẻ: “Công an huyện đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho lực lượng dân phòng PCCC trên địa bàn, tôi tích luỹ được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong PCCC, từ đó có kỹ năng tự xử lý tình huống khi sự cố không may xảy ra”.

Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời hiện có 1.766 cơ sở kinh doanh, thời gian qua, huyện đã thành lập được 38 tổ liên gia an toàn PCCC. Hiện 100% công an các xã và thị trấn đã tổ chức diễn tập PCCC cho các tổ liên gia, tuyên truyền, vận động được trên 3.200 hộ tự trang bị phương tiện chữa cháy.

Trong 9 tháng năm 2023, tình hình cháy nổ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời được kiểm soát tốt. Với vai trò tham mưu, thời gian qua, Công an huyện phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực PCCC. Huyện đã xây dựng tổ dân phòng phủ sóng trên 153 ấp, khóm. Thành viên các tổ này được tập huấn kỹ năng có thể tự dập tắt đám cháy khi xảy ra tại địa bàn.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, tham mưu chỉ đạo cho các ngành, các cấp quyết liệt trang bị các công cụ chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các cơ sở kinh doanh không chấp hành nghiêm các quy định về an toàn cháy nổ”, Thượng tá Kiều Minh Ðược, Phó trưởng Công an huyện Trần Văn Thời, thông tin./.

 

Hữu Nghĩa

 

Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển

Nhằm đánh dấu chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, sáng 27/11, Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma tuý số 4 (thuộc Cảnh sát biển Việt Nam) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống của Đoàn (29/11/2024-29/11/2024).

Ðiểm sáng công tác tuyển quân

Xác định công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của công tác quân sự, quốc phòng địa phương; thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Thới Bình đã làm tốt công tác tuyển quân, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang huyện ngày càng vững mạnh.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng"

Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), huyện Ngọc Hiển đang quyết tâm cùng tỉnh và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC).

Diễn tập CCB – 24

Từ ngày 19- 26/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức thành công cuộc diễn tập Chỉ huy - Tham mưu (CH-TM) 1 bên 2 cấp trên bản đồ, không có thực binh với tên gọi “CCB-24”. 

Doanh trại là nhà…

Tại Ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) huyện Trần Văn Thời, ngày thường cũng như ngày nghỉ, cán bộ, chiến sĩ tranh thủ thời gian rảnh rỗi cùng dọn dẹp, vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh. Không gian thanh bình tràn ngập sắc màu của hoa lá, đảm bảo nơi sinh hoạt luôn thoáng mát, sạch sẽ, mỹ quan. Với các anh, doanh trại chính là ngôi nhà thứ hai.

"Lá chắn" trong hành trình gỡ "thẻ vàng"

Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi tập trung đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 100% tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình (VMS), một trong những yêu cầu quan trọng của Uỷ ban Châu Âu (EC) để ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ra quân bảo vệ bình yên trước, trong và sau Tết

Sáng 22/11/2024, Ban chỉ đạo 138 huyện Thới Bình tổ chức lễ ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước trong và sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.