ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-12-24 01:35:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng phó hạn, mặn từ sớm

Báo Cà Mau Ngay từ đầu mùa khô 2024-2025, huyện Trần Văn Thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.

Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời có diện tích tự nhiên khoảng 50.000 ha, với hệ sinh thái đa dạng, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: làm lúa 2 vụ, trồng hoa màu, cây ăn trái, nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vào mùa khô, nông dân trong huyện cần lượng nước ngọt rất lớn phục vụ tưới tiêu cho hơn 28.950 ha lúa đông xuân và hàng ngàn héc-ta hoa màu, cây ăn trái.

Ðể đảm bảo đủ lượng nước tưới phục vụ quá trình sản xuất của người dân trong mùa khô 2024-2025, Chủ tịch UBND huyện đã có công văn chỉ đạo các cơ quan, phòng, ban, UBND các xã, thị trấn chủ động công tác ứng phó trong mùa khô.

Theo đó, lưu ý các ngành liên quan vận hành hợp lý, hiệu quả hệ thống các công trình thuỷ lợi để bảo vệ sản xuất; tăng cường kiểm tra, rà soát, đầu tư, duy tu, sửa chữa các công trình, đảm bảo công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường dâng cao, gắn với các biện pháp dự trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiếp tục hướng dẫn người dân tuân thủ lịch thời vụ, chỉ đạo tổ chức sản xuất phù hợp với tình hình thực tế; phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản.

Hiện tại, ngành chức năng đã cho đóng tất cả các cống ngăn mặn trên địa bàn huyện để giữ nước.

Hiện tại, ngành chức năng đã cho đóng tất cả các cống ngăn mặn trên địa bàn huyện để giữ nước.

UBND các xã, thị trấn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường khuyến cáo người dân tổ chức sản xuất đúng lịch mùa vụ, tuyên truyền, vận động người dân không gieo sạ lúa vụ 3, nhằm tránh tình trạng thiếu nước trong các sông, rạch, gây sụt lún, sạt lở như năm 2023-2024 vừa qua.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát địa bàn, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống thiệt hại do thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô. Tuyên truyền người dân tích trữ và sử dụng tiết kiệm nước, tuyệt đối không để người dân thiếu nước sinh hoạt; thường xuyên theo dõi mực nước, quản lý chặt chẽ việc khai thác đất dưới lòng sông, kênh rạch và sử dụng nước ngọt không đúng mục đích, gây nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Việt Khái, Phó phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: "Phòng tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo các ngành liên quan có biện pháp tích trữ và điều tiết nước hợp lý để phục vụ sản xuất vụ lúa đông xuân, hạn chế tình trạng thiếu nước giai đoạn cuối vụ. Hiện tại, huyện kết hợp với các ngành liên quan cấp tỉnh đã cho đóng tất cả các cống thuỷ lợi thuộc vùng ngọt hoá để ngăn mặn, giữ ngọt, hạn chế thất thoát nước từ vùng ngọt hoá ra bên ngoài".

Thời điểm này, các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân chủ động ứng phó với mùa khô 2024-2025.

Ông Nguyễn Cảnh Hạnh, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, cho biết: "Sau khi Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo về việc chủ động ứng phó mùa khô năm 2024-2025, UBND xã đã triển khai, quán triệt, tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên đến người dân, nhằm giúp mọi người nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nước, gia cố hệ thống bờ bao để tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất. Khuyến cáo bà con nghiên cứu, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuyên truyền quyết liệt việc người dân không nên sản xuất lúa vụ 3, tránh tình trạng thiếu nước. Ðồng thời, chủ động khảo sát những vị trí, những đoạn lộ có nguy cơ sạt lở đất để phòng, chống từ khi mực nước dưới kênh xuống thấp. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi, ngặn chặn kịp thời các trường hợp tự ý lấy đất dưới các lòng sông, kênh rạch dẫn đến sạt lở, sụt lún đất như những năm vừa qua".

Nhằm bảo vệ an toàn cho vườn cây ăn trái của gia đình trong mùa khô năm nay, ngay từ thời điểm này, ông Ðào Vĩnh Phúc, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây, đã lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm.

Ông Ðào Vĩnh Phúc đang hoàn thiện hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn cây ăn trái của gia đình.

Ông Ðào Vĩnh Phúc đang hoàn thiện hệ thống tưới tiết kiệm nước cho vườn cây ăn trái của gia đình.

Ông Phúc cho biết: "Hiện tại, trong vườn nhà tôi có hơn 300 gốc bưởi da xanh ruột hồng đang cho trái, cùng với hàng trăm cây ăn trái các loại. Rút kinh nghiệm mùa khô năm 2023-2024, do nắng hạn kéo dài, lượng nước trong các kênh, rạch, ao đìa đều đã khô cạn, không đủ nước tưới, nên ngay từ đầu mùa khô năm nay tôi chuẩn bị sẵn hệ thống tưới nước tiết kiệm này để phục vụ cho vườn cây. Ngoài ra, tôi cũng đã đắp kín các ao đìa trong vườn để tích trữ nước ngọt, khi nào sử dụng hết nước tưới trong ao, đìa thì sẽ dùng mô tơ bơm từ cây nước lên để tưới".

Với những biện pháp ứng phó, phòng, chống hạn, mặn từ sớm, từ xa của các ngành liên quan và ý thức của người dân sẽ hạn chế được tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô 2024-2025, bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống người dân trên địa bàn huyện./.

 

Anh Quốc

 

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.

Ứng phó hạn, mặn từ sớm

Ngay từ đầu mùa khô 2024-2025, huyện Trần Văn Thời chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.

Cuộc chiến dài hơi trước biến đổi khí hậu

Cà Mau là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðặc biệt, trước tác động của BÐKH, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường. Vì vậy, phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai là cuộc chiến dài hơi, bền bỉ và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Ô thuỷ lợi - Giải pháp cấp thiết

Cà Mau là địa phương chịu tác động nặng nề của các loại hình thiên tai, lại không có nước ngọt bổ sung từ thượng nguồn... Từ đó, các vùng sản xuất trong tỉnh đã và đang tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ðầu tư hạ tầng để chia nhỏ ô thuỷ lợi theo địa hình của từng khu vực được xem là giải pháp cấp bách hiện nay.

Ðề phòng nước dâng những tháng cuối năm

Hiện nay, đang bước vào mùa cao điểm của triều cường, những hộ sinh sống ven biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đứng ngồi không yên, lo sợ nước dâng cao bất thường làm bể bờ vuông nuôi thuỷ sản, nhà cửa ven sông bị ngập sâu trong nước.

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.