ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 15:04:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nông dân thời hạn - mặn

Báo Cà Mau Những tháng đầu năm 2016, hạn - mặn đã làm nhiều diện tích lúa thất trắng vì thiếu nước ngọt. Một số nông dân ở huyện Trần Văn Thời đã nhạy bén trong cách nghĩ, cách làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Những tháng đầu năm 2016, hạn - mặn đã làm nhiều diện tích lúa thất trắng vì thiếu nước ngọt. Một số nông dân ở huyện Trần Văn Thời đã nhạy bén trong cách nghĩ, cách làm để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong cái nắng như đổ lửa những ngày tháng 4, vùng ngọt huyện Trần Văn Thời trở nên yên ắng vì đồng khô, lúa cháy. Trong khi phần lớn nông dân bỏ lại mùa vụ để loay hoay tìm nước phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt thì ông Lê Thanh Yên, Ấp 1, xã Trần Hợi lại tất bật thu hoạch vụ rau ngót trái vụ. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, ông Yên phân trần: “Trồng vầy mới thắng lợi nè. Là nông dân phải biết nhìn trời và nghe ngóng thông tin”.

Thu hoạch đậu xanh ở ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Nhờ chút kinh nghiệm trong dự đoán thời tiết mà gia đình ông chủ động đào ao trữ nước ngọt từ mùa mưa sớm năm trước để xuống giống màu trái vụ bán được giá cao. Và nhờ biết nghe ngóng thông tin thời vụ và giá cả thị trường mà gần 10 năm nay gia đình ông luôn thành công trong những vụ rau màu các loại. Ông Yên bộc bạch: “Làm nghề này hễ thấy ai trồng gì về trồng đúng như vậy là chết chắc. Ðụng hàng, dội chợ là quy luật của cung - cầu. Vì vậy, người trồng màu phải nhạy bén nắm bắt lịch thời vụ để chủ động xuống giống hoặc đào kinh trữ nước, giảm chi phí sản xuất, nắm bắt thị trường để bán được giá cao".

Người ta nói “1 công rẫy bằng 7 công ruộng”, nhưng với gia đình ông Yên thì 1 công rẫy bằng đến 10 công ruộng. Ông Yên kể về thời "hoàng kim" nhất của gia đình là khoảng giai đoạn 2003-2004. Lúc giá vàng khoảng 700.000-800.000 đồng/chỉ, gia đình ông sau 1 ngày đêm thu hoạch rau thơm là mua được 2 chỉ vàng. Lúc cao điểm gia đình ông phải thuê thêm gần 10 lao động tại chỗ để thu hoạch tiếp rau cho kịp đơn hàng. Giờ thì gia đình đơn chiếc nên ông bố trí sản xuất cũng gọn hơn. Ông chọn loại rau cho thu hoạch nhiều lần, đỡ tốn công trồng như bồ ngót, rau dền…, sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về từ 150-200 triệu đồng. 

Rời nhà ông Yên, chúng tôi đến xã Khánh Bình Tây để xem mô hình trồng đậu xanh dưới đất nẻ của những nông dân ở ấp Cơi 5B. Mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng nông dân ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời không bỏ đất trống. Sau khi gặt lúa xong đã có hơn 550 ha đậu xanh được đưa xuống ruộng. Nắng hạn kéo dài nên nước trên ruộng không còn, đa phần mặt đất ruộng nứt nẻ, người trồng đậu ở xã Khánh Bình Tây đã gieo mầm đậu xanh dưới chỗ đất nẻ và cho kết quả rất tốt.

Anh Nguyễn Cảnh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, cho biết, bên cạnh việc đối phó với hạn hán, bà con tranh thủ đất nhàn rỗi sau vụ đông xuân để xuống giống đậu xanh. Tổng diện tích xuống giống năm 2016 hơn 550 ha, có nơi xuống được lúc đất mềm nên "xom lỗ" xuống được, còn chỗ đất khô người dân tìm những lỗ nẻ xuống hạt đậu xanh. Hạt đậu xuống lỗ nẻ gặp độ ẩm nên phát triển rất tốt, năng suất cao hơn những ruộng đậu khác.

Nhờ gieo đậu xanh trên đất nẻ mà 7 công đất của ông Lý Nâu, ấp Cơi 5B đã cho lợi nhuận gần 50 triệu đồng. Phấn khởi trước hiệu quả bất ngờ thu lại từ trồng đậu xanh trên đất nẻ, ông Lý Nâu bộc bạch: “Là nông dân phải nhạy bén, chứ thụ động là "đuối". Dự báo hạn lâu thì mình xom lỗ hơi sâu chút, chỗ nào có lỗ nẻ ngay luống thì bỏ hột xuống, đất nứt 2 bên mình bỏ hạt xuống, sẵn độ ẩm nên cây không mất nước, năng suất cao hơn chỗ mình xom lỗ”.

Khoảng 90% diện tích đất trồng đậu trên đất nẻ ở ấp Cơi 5B đạt hiệu quả, mỗi héc-ta trồng cho thu hoạch hơn 2 tấn đậu xanh, lợi nhuận trên mỗi héc-ta gần 50 triệu đồng.

Rời vùng ngọt huyện Trần Văn Thời khi trời chưa tắt nắng, trong lòng mỗi người chúng tôi thầm thán phục sự nhạy bén, chủ động trước mùa vụ của những nông dân chân chất này. Với họ, thay vì bó gối than trời trách đất thì việc tự tìm cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ giúp tăng thêm thu nhập, vừa tạo sự màu mỡ, phì nhiêu cho đất để tiếp thêm sức cho vụ mùa sau./.

Bài và ảnh: Tâm Như

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

“Bình minh” ở xứ rừng

Băng qua những cánh rừng tràm bạt ngàn dọc theo tuyến T29, xã Nguyễn Phích, xuôi về thị trấn U Minh, qua miệt Sông Trẹm, thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh; càng đi sâu vào xóm, ấp, chúng tôi càng cảm nhận rõ sức sống mới tràn đầy và “bình minh” đã hiện hữu trên từng thửa ruộng, liếp tràm.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.