ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 13:28:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Báo Cà Mau Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Ngày 20/10/2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Sau đó gần 3 năm, để sát với những diễn biến mới của tình trạng sạt lở, ngày 3/10/2023, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 242/KH-UBND để cập nhật, thay thế. Ðiều này phần nào nói lên sự quyết liệt trong chỉ đạo phòng, chống sạt lở của tỉnh và cũng cho thấy mức độ, tốc độ diễn biến và sự phức tạp của sạt lở.

Qua rà soát cho thấy, hiện nay bờ biển có tổng chiều dài các đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm và sạt lở nguy hiểm là trên 83 km. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm dài hơn 61 km, tốc độ sạt lở hằng năm bình quân từ 25-50 m, có những nơi lên đến 50-80 m; sạt lở nguy hiểm dài 22 km, tốc độ sạt lở hằng năm bình quân từ 20-40 m. Trong khu vực nội đồng, tổng chiều dài các đoạn bờ sông, rạch bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở khoảng 425 km trong tổng chiều dài 8.118 km toàn tỉnh. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm dài khoảng 120 km, chủ yếu xảy ra ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước, Ðầm Dơi; sạt lở nguy hiểm có chiều dài khoảng 305 km, chủ yếu xảy ra ở các đoạn bờ sông có mật độ dân cư thưa hơn và hạ tầng bên trong chủ yếu là giao thông nông thôn.

Tại huyện Ðầm Dơi, khu vực nội thuỷ hiện có hơn 33 km có nguy cơ sạt lở cao, dù chính quyền và người dân đã chủ động làm kè bằng cây gỗ địa phương. Ảnh: CHÍ DIỆN

Tại huyện Ðầm Dơi, khu vực nội thuỷ hiện có hơn 33 km có nguy cơ sạt lở cao, dù chính quyền và người dân đã chủ động làm kè bằng cây gỗ địa phương. Ảnh: CHÍ DIỆN

Ðầm Dơi là một trong những huyện có tình trạng sạt lở khá nghiêm trọng. Ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Cứ vào mùa mưa, tình hình sạt lở lại diễn biến phức tạp. Hiện nay, toàn huyện có hơn 441 điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở. Trong đó, khu vực nội thuỷ hiện có hơn 33 km có nguy cơ sạt lở cao và 18 km khu vực bờ biển Ðông từ cửa biển Tân Thuận đến cửa Hố Gùi với mức độ xâm thực trung bình hằng năm khoảng 30 m, tức mỗi năm huyện phải mất hơn 54 ha rừng phòng hộ. Với thực trạng này, nguồn lực của huyện không thể đảm bảo, cần sự hỗ trợ của cấp trên trong công tác phòng, chống sạt lở".

Liên quan đến tình trạng sạt lở, ông Trần Văn Hoà, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết: "Tình trạng mưa kết hợp triều cường cao gây sạt lở bờ sông phức tạp. Huyện đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp phòng chống sạt lở, trong đó vận động người dân xây dựng kè mềm bằng các loại cây, lá địa phương, các loại thảm... Tuy nhiên, tại những khu vực sạt lở lớn, nguồn kinh phí địa phương không đảm bảo, cần sự hỗ trợ của tỉnh".

Thời gian qua, nhiệm vụ phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo quyết liệt và nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương. Ðến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thành được khoảng 78 km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 2.779 tỷ đồng. Những công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ.

Khu vực biển Tây vẫn còn nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.

Khu vực biển Tây vẫn còn nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng.

Song song với đó, các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông cũng được các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt nhằm bảo vệ tài sản, an toàn cho Nhân dân và các công trình hạ tầng ven sông, kênh, rạch. Ðến nay, tỉnh Cà Mau đã xây dựng được 9,2 km kè bảo vệ bờ sông, kinh phí thực hiện khoảng 391 tỷ đồng; công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở. Ðồng thời, sắp xếp, chỉnh trang lại mỹ quan, trật tự xây dựng công trình, nhà ở ven sông phù hợp với biến đổi khí hậu.

Dù tỉnh đã nỗ lực, nhưng nhiệm vụ phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông hiện nay đang phải đối diện với không ít khó khăn, nhất là nguồn kinh phí. Hiện nay chưa có chính sách đối với việc huy động nguồn lực xã hội hoá, nhất là từ các doanh nghiệp trong, ngoài nước. Từ đó, việc xử lý sạt lở thời gian qua chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, nên nhiều khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm chưa được triển khai đầu tư xử lý.

Ngoài tác động do mưa lớn, triều cường thì việc quản lý sử dụng đất, xây dựng nhà, công trình ven sông, ven biển chưa được quan tâm đúng mức, còn xuất hiện nhiều nhà ở, công trình xây dựng sát bờ biển, bờ sông, làm gia tăng nguy cơ xảy ra sạt lở... Ðây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông diễn biến phức tạp hơn.

Ðể tiếp tục triển khai các công trình dự án góp phần phòng, chống sạt lở hiệu quả hơn, tỉnh đã xây dựng kế hoạch đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, đầu tư mới hệ thống đập thép, trạm bơm dã chiến, nhằm chia nhỏ các vùng. Từ đó chủ động điều tiết nước trong vùng ngọt, có phương án bảo vệ công trình trọng yếu, đường trục. Dự kiến đầu tư 5 hệ thống thuỷ lợi, kinh phí thực hiện khoảng 200 tỷ đồng.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, chủ động điều tiết nước trong vùng ngọt là giải pháp được tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực để thực hiện.

Bên cạnh đó, theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh sẽ tiếp tục nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, lắp đặt các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm để ngăn mặn, trữ nước tại các khu vực chưa có công trình thuỷ lợi khép kín. Tiến hành theo dõi, giám sát, cảnh báo cho người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở; chủ động tổ chức di dời ngay các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, không để bị động; tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, tranh thủ tối đa các nguồn lực để xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn bảo vệ trực tiếp đê biển...

Tỉnh đã có kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí cho Cà Mau thực hiện các dự án khắc phục sạt lở khẩn cấp bờ biển Ðông, tổng kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng. Ðồng thời, tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện hoàn thành Dự án xây dựng đê biển Tây và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu.

Liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở trên địa bàn tỉnh, theo ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhu cầu nguồn lực trong phòng chống sạt lở là rất lớn, tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì các địa phương cần chủ động huy động nguồn lực từ nhiều nguồn, sự tham gia của nhiều bên, với nhiều cách thức khác nhau, hạn chế thấp nhất tình trạng sạt lở, bảo vệ người dân./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.