ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 15:50:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Báo Cà Mau Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Khu vực sông Kênh Tắc, thuộc Khóm 3, thị trấn Năm Căn, là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều do sạt lở đất gây ra. Khoảng vài năm trở lại đây, khu vực này đã mất hàng chục mét đất, nhiều hộ dân bị mất nhà hoàn toàn do sạt lở. Thời điểm trước, nơi đây có khoảng 30 hộ dân sinh sống, nhưng do ảnh hưởng của sạt lở đất nên nhiều hộ dân di dời đi nơi khác, hiện nay chỉ còn 6 hộ bám trụ nhưng vẫn trong tâm trạng bất an, lo lắng.

Bà Lâm Thị Ðào, Khóm 3, thị trấn Năm Căn, cho biết: “Vào mùa sạt lở thì không dám ngủ, nhưng do không có chỗ để chuyển đi nên gia đình phải bám ở chỗ này”.

Ông Nguyễn Văn Phương, cùng khóm, cho hay, người dân ở đây phần lớn làm thuê, làm mướn hằng ngày nên không có tiền để chuyển đi nơi khác sinh sống.

Không riêng ở thị trấn Năm Căn, hầu hết các địa phương trong huyện cũng bị thiệt hại do sạt lở đất. Qua thống kê, tính đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 28 điểm, với chiều dài khoảng 727 m, làm sạt lở 310 m lộ giao thông nông thôn, sập hoàn toàn 4 căn nhà, ảnh hưởng một phần 2 căn nhà và một số tài sản khác. Ước tính thiệt hại khoảng 1 tỷ 436 triệu đồng, không thiệt hại về người. Trong đó, xã Lâm Hải là địa phương xảy ra sạt lở nhiều nhất, với 10 điểm.

Sạt lở tại tuyến sông Biện Trượng, ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

Sạt lở tại tuyến sông Biện Trượng, ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

 “Sạt lở diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 15 phút là bờ bao vuông tôm, nhà cửa bị sụp, thiệt hại gần như hoàn toàn. Gia đình phải làm lại hết, di dời cống vuông, đắp lại bờ bao, sửa chữa lại nhà cửa, chi phí cũng gần 100 triệu đồng”, anh Kiều Văn Bình, ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải, kể lại vụ sạt lở tại phần đất gia đình.

Ở Kênh 17, xã Tam Giang, tình hình thuỷ triều thay đổi dòng chảy khá mạnh, từ đó vào mùa mưa thường xảy ra sạt lở. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Hợp tác xã (HTX) than 2/9. Năm nay xảy ra 2 vụ rạn nứt, cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất của HTX, có khoảng 5 hộ không sản xuất được.

Sạt lở bờ kè tại khu vực chợ Kênh 17, đã gần 2 năm nay vẫn chưa khắc phục được.

Sạt lở bờ kè tại khu vực chợ Kênh 17, đã gần 2 năm nay vẫn chưa khắc phục được.

Ông Chung Văn Việt, ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, cho biết: "Lúc trước tôi có 1 cái lò hầm than, anh tôi 2 cái, nhưng tất cả đã bị sụt lún 2 năm nay rồi. Vụ sạt lở xảy ra lúc nửa đêm, 3 lò đang nung than, nó xé ra, tuột xuống sông hết. Tôi mong Nhà nước cho di dời qua khu mới để tôi có nơi ổn định, an toàn làm ăn, chứ giờ chỉ đi làm thuê hằng ngày, cuộc sống khó khăn quá. Vợ con tôi đều phải đi Bình Dương làm hết".

Sạt lở đất làm sập hoàn toàn 1 căn nhà cấp 4 của hộ bà Lâm Thanh Vân, ấp Trảng Lớn, xã Tam Giang vào rạng sáng ngày 25/7.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX than 2/9, kiến nghị: “Ngành chức năng cần có giải pháp hỗ trợ cho HTX để có mặt bằng xây cất, duy trì nghề, tạo cuộc sống ổn định, bảo đảm lâu dài hơn. Trong 2 năm trở lại đây, khu vực HTX xảy ra 3 vụ sạt lở, có 2 hộ do sạt lở mà không còn đất để sản xuất, 2 hộ di dời lên trên được, hiện còn 19 hộ. Nói chung các hộ này lúc trước cũng 2-3 lò than, hiện nay mỗi hộ chỉ còn 1 cái. Khi xảy ra sạt lở là mất trắng 100%, tất cả tài sản bị chôn vùi ở dưới đáy sông”.

Còn tại Khu vực chợ Kinh 17, nơi đây nằm tại ngã ba sông sâu, nước chảy khá mạnh, nguy cơ sạt lở rất cao. Nhà nước đã đầu tư xây dựng bờ kè, người dân cũng yên tâm hơn. Tuy nhiên, sau đó một đoạn bờ kè bị sự cố sạt lở, thời gian gần 2 năm mà chưa khắc phục lại. Người dân nơi đây mong các ngành chức năng sớm khắc phục sửa đoạn bờ kè này để bà con kinh doanh yên tâm buôn bán.

Ông Huỳnh Tiết Giao, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang, cho biết: “Trong năm 2021, xảy ra 1 vụ sạt lở trong khu vực nhà lồng chợ Kinh 17, xã cũng đã kiến nghị lên huyện, tỉnh hỗ trợ, đầu tư nguồn vốn để khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp tục xảy ra sạt lở đối với bờ kè đang xây dựng. Ðến nay chưa khắc phục hoàn toàn để tạo điều kiện cho bà con sản xuất cũng như kinh doanh. Ðịa phương mong muốn các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn cho xã thực hiện bờ kè này để đảm bảo cho người dân buôn bán trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kiến nghị cơ quan cấp trên có kế hoạch bố trí di dời các hộ dân sống ven sông đến nơi an toàn, ổn định cuộc sống”.

Tình trạng sạt lở ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, hiện nay vẫn chưa dừng lại.

Tình trạng sạt lở ấp Nhà Hội, xã Tam Giang, hiện nay vẫn chưa dừng lại.

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết: "Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng tránh sạt lở của người dân; đặc biệt, lưu ý người dân không chất vật nặng cũng như để người già, phụ nữ và trẻ em ngủ, nghỉ qua đêm ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao. Ðồng thời, tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và đội thanh niên xung kích tình nguyện cấp xã, lực lượng tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra”.

Hằng năm, trước khi vào mùa mưa bão, triều cường, ngoài công tác tuyên truyền của ngành chức năng huyện, hơn ai hết, mỗi người dân cần chủ động, nâng cao ý thức bảo vệ người và tài sản trước thực trạng sạt lở đất diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có điểm dừng do tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu./.

 

Hoàng Vũ, Trầm Nghĩ, Quốc Sáng

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.