Nghề hầm than gắn bó với người dân Cà Mau từ bao đời qua, đặc biệt là những hộ dân ở xứ ven rừng. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều hộ dân vẫn bám trụ với nghề.
Ðặc điểm dễ nhận biết khi đến xứ hầm than là những mái lá đen kịt vì ám khói, nhuộm màu bụi than. Mùi củi đun hoà quyện với mùi củi hầm tạo ra một mùi hương đặc trưng. Gánh nặng mưu sinh khiến người dân chấp nhận làm quen với khói bụi, nhọc nhằn.
Quang cảnh Hợp tác xã Than đước Tân Phát, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển.
Dù công việc khá nặng nhọc nhưng những lao động nơi đây vẫn bám trụ với nghề.
HTX Than đước Tân Phát, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong những nơi có số hộ làm nghề hầm than lớn tại địa phương. Hiện tại HTX có 12 thành viên, quy mô 21 lò, bình quân mỗi tháng nơi đây xuất gần 100 tấn than thành phẩm.
Mỗi ngày, từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, những lao động địa phương sẽ đến lò than làm những công việc như cắt cây, chất củi vào lò, đốt lò và ra than. Mặc dù công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều khói, bụi than nhưng nó góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho những lao động tại đây.
Số tiền từ 200-250 ngàn đồng là thu nhập mà những lao động nơi đây nhận được cho một ngày công.Số tiền từ 200-250 ngàn đồng là thu nhập mà những lao động nơi đây nhận được cho một ngày công.
Mỗi mẻ than từ khi xếp củi vào lò đến khi ra bọc bán cho thương lái mất thời gian gần 2 tháng. Người làm nghề hầm than lâu năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hay chưa để đưa ra quyết định bít lò chờ than nguội. Mỗi lò than tuỳ theo độ lớn, nhỏ mà cho ra lượng than từ 12-15 tấn.
Những nhân công thực hiện công đoạn chất củi vào lò.
Mỗi lò than tuỳ theo độ lớn, nhỏ mà cho ra được lượng than từ 12-15 tấn.
Do thị trường ngày nay sử dụng nhiều chất đốt như gas, điện nên lượng than tiêu thụ ít, lợi nhuận của các chủ lò và người làm nghề than cũng giảm theo. Thế nhưng, nhiều hộ dân nơi đây vẫn bám trụ với nghề như giữ gìn một giá trị truyền thống, một huê lợi mà thiên nhiên ban tặng./.
Văn Ðum thực hiện