ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 22:14:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động trước sạt lở

Báo Cà Mau Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tại tuyến kênh Ðầu Chà - Biện Trượng (thuộc ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải), tình trạng sạt lở đất đã diễn ra trong nhiều năm qua. Theo người dân và chính quyền địa phương, khoảng 6 năm trở lại đây, sạt lở đã ăn sâu vào đất liền gần 10 m. Trước nguy cơ sạt lở ngày càng nghiêm trọng, người dân phải di dời nhà cửa vào bên trong đất vuông tôm để hạn chế rủi ro về tài sản và tính mạng.

Tuyến kênh Đầu Chà - Biện Trượng (thuộc ấp Biên Trượng, xã Lâm Hải), tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.

Ông Ðinh Văn Ngon, sinh sống nhiều năm tại đây, cho biết, lúc trước sông Biện Trượng rất nhỏ, nhà ông cất cặp mé sông, nhưng bị sạt lở mấy lần. “Lần đầu bị sạt lở vào khoảng 2-3 giờ khuya, lần thứ hai sạt nguyên căn nhà xuống sông. Thấy vậy, tôi cất nhà trên phần đất vuông tôm cho an toàn”, ông Ngon chia sẻ.

Cũng tại khu vực này, từ nguồn ngân sách Nhà nước, địa phương đầu tư sửa chữa, gia cố bờ bao ngăn triều cường kênh Biện Trượng với chiều dài trên 2.000 m, rộng 3,5 m. Tuy nhiên, phần đất đen hoàn thành chưa lâu đã xảy ra tình trạng sạt lở.

“Ðối với những điểm có nguy cơ sạt lở, địa phương chủ động gia cố, cảnh báo trước thì ổn; chủ yếu sạt lở xảy ra tại những điểm hở hàm ếch nằm sâu bên dưới, không phát hiện được. Trường hợp này, ở trên sụp xuống rất nhanh, vì vậy công tác phòng, chống rất khó khăn”, ông Trịnh Thanh Thoảng, Phó chủ tịch UBND xã Ðất Mới, thông tin.

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, thời gian qua, tình trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến rất phức tạp, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và tài sản của người dân. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 15 vụ sạt lở, ảnh hưởng 240 m lộ giao thông và một số đoạn lộ đất đen cùng các công trình phụ khác, thiệt hại trên 750 triệu đồng.

Trước tình hình thiên tai, nhất là tình trạng sạt lở đất ngày càng khó lường, việc chủ động mọi nguồn lực, sẵn sàng ứng phó các tình huống nhằm giảm thiểu thiệt hại luôn được các ngành, các cấp trên địa bàn huyện chú trọng. Sau khi xảy ra các vụ sạt lở đất, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn kịp thời huy động các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, để sớm ổn định sản xuất và đời sống.

Các lực lượng nhiệt tình tham gia khắc phục sự cố sạt lở.

Trung uý Lê Văn Duẫn, Ðội trưởng Ðội Trinh sát Ðồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Năm Căn, cho biết, xã Lâm Hải là địa bàn biên giới biển, thuộc đồn quản lý, do đó, đơn vị luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nếu có tình huống về thiên tai, sạt lở, dông lốc thì kịp thời huy động lực lượng để cùng với chính quyền địa phương, các ban, ngành có liên quan hỗ trợ bà con di dời đồ đạc, tài sản...; đặc biệt, bảo vệ tính mạng người dân là điều đầu tiên.

Ðồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Năm Căn luôn trong trạng thái sẵn sàng huy động lực lượng tham gia phòng, chống sạt lở đất. (Trong ảnh: Trung uý Lê Văn Duẫn (bìa phải) hỗ trợ người dân khắc phục điểm sạt lở tại ấp Biên Trượng, xã Lâm Hải).

“Thời gian qua, đơn vị đã làm tốt công tác tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã, cấp huyện, đội thanh niên xung kích tình nguyện ở xã và các lực lượng tại chỗ, kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra”, ông Lê Văn Sin cho biết thêm.

Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ thiệt hại, hiện nay, các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn huyện đã quán triệt cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống sạt lở đất. Song song đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; thường xuyên rà soát, thống kê tình hình sạt lở đất để kịp thời cập nhật, điều chỉnh linh hoạt các kịch bản ứng phó, đảm bảo sát thực tế theo phương châm “4 tại chỗ”./.

 

Văn Tưởng

 

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phối hợp tốt trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển

Chiều 21/2, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố (khu vực từ tỉnh Bình Thuận đến Kiên giang), Hải đoàn Biên phòng với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III trong năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phối hợp năm 2025.