ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:47:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Báo Cà Mau Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Lãnh đạo huyện U Minh kiểm tra tình hình sụt lún, sạt lở tuyến kênh Tám Ðức, xã Khánh Lâm.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện U Minh có 33 đoạn lộ bị sạt lở, sụt lún với chiều dài 998 m, tập trung ở các xã: Khánh An, Khánh Thuận, Khánh Lâm, Khánh Hội và thị trấn U Minh. Khánh Thuận là địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 11 đoạn lộ bị sụt lún, sạt lở với chiều dài 319 m.

Ông Hồ Tương Lai, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Ngay sau khi các vụ sụt lún, sạt lở xảy ra, xã đã khảo sát và huy động sức dân, lực lượng địa phương khắc phục được 119 m. Còn lại 200 m sạt lở, sụt lún sâu, cần nguồn kinh phí lớn, với hơn 2 tỷ đồng mới có thể khắc phục được. Chính vì thế, xã đã có văn bản xin huyện hỗ trợ kinh phí để khắc phục hoàn toàn các tuyến lộ này, nhằm giúp việc lưu thông, đi lại của người dân được dễ dàng hơn”.

 Hầu hết các tuyến lộ bị sụt lún, sạt lở đều được khắc phục bằng cây gỗ địa phương.

Do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài, 9 đoạn lộ trên địa bàn xã Khánh An bị sụt lún, dài 182 m, tại tuyến kênh T19 thuộc Ấp 13. Ngay sau khi xảy ra, xã đã huy động sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong ấp, dùng cây gỗ và nguồn lực của địa phương để gia cố.

Ông Ngô Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết: “Ðến nay, xã đã khắc phục được 8/9 đoạn lộ bị sụt lún, sạt lở; còn lại một đoạn dài khoảng 20 m, do sụt lún sâu nên cần nguồn kinh phí lớn, khoảng 300 triệu đồng mới khắc phục được. Xã đã làm tờ trình xin kinh phí của huyện để tiến hành khắc phục”.

8/9 đoạn sạt lở, sụt lún ở tuyến lộ T19, xã Khánh An đã được khắc phục, tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn có nguy cơ tiếp tục sụt lún, sạt lở.

Ðối với các địa phương khác, trên địa bàn thị trấn U Minh hiện còn 5 đoạn sạt lở, dài 292 m, xã Khánh Lâm còn 80 m và xã Khánh Hội còn 74 m lộ bị sụt lún chưa được khắc phục được, do chưa có kinh phí.

Bên cạnh đó, hiện nay, do bước vào đầu mùa mưa nên nhiều tuyến lộ tiếp tục có nguy cơ sạt lở, sụt lún. Qua kiểm tra của các ngành huyện và các xã, thị trấn, ghi nhận hơn 62.263 m lộ có nguy cơ sạt lở, sụt lún (Nguyễn Phích 11.150 m, Khánh Thuận 43.500 m, Khánh Hoà 80 m, Khánh Tiến 7.500 m).

Trong các buổi kiểm tra tình hình sụt lún, sạt lở trên địa bàn huyện, ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện, nhấn mạnh: “Các ngành liên quan của huyện, UBND các xã, thị trấn và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hạn chế tối đa việc bơm nước ngọt phục vụ sản xuất; dùng cây gỗ địa phương khẩn trương kè tạm; nghiêm cấm không dùng cơ giới lấy đất dưới lòng kênh phục vụ mục đích gia đình; cắm biển báo nguy hiểm tại các đoạn bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp, nhằm giảm tối đa thiệt hại. Huy động Nhân dân tham gia phòng, chống sụt lún, sạt lở đất, huy động sức mạnh tổng hợp, sớm hoàn thành việc khắc phục, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân”./.

 

Trần Thể

 

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.

Tiến tới cộng đồng an toàn trước thiên tai

Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.