ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-6-24 19:41:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải pháp mới, hiệu quả trong phòng, chống sạt lở

Báo Cà Mau Những năm gần đây, tình trạng sạt lở tại xã Việt Thắng, huyện Phú Tân diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Các mô hình và công trình kè chống sạt lở truyền thống dù mang lại hiệu quả nhưng suất đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân vẫn coi việc làm kè chống sạt lở là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, một giải pháp mới đã được nghiên cứu và áp dụng tại địa phương, mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp, người dân dễ thực hiện, đó là kè chống sạt lở bằng cành cây, nhánh cây.

Nhiều năm trước, trước nhà ông Huỳnh Văn Cẩm, ấp So Ðũa, xã Việt Thắng, có con lộ 1,5 m đi ngang qua nhưng thường xuyên bị sạt lở. Ðể ngăn chặn tình trạng này, ông Cẩm đã mua tre cặm và mua mành lưới bao ví rồi mướn xáng múc đất đổ vào. Nhưng cách làm này hiệu quả không lâu dài, chỉ một thời gian sau, sóng đánh và dòng chảy mạnh, khiến đất lại trôi đi.

Thấy việc chống sạt lở tốn kém mà không hiệu quả, ông Cẩm đã suy nghĩ tìm giải pháp bền vững hơn. Ông chia sẻ: "Nhà tôi nuôi dê nên có rất nhiều nhánh cây mắm do chặt về lấy lá cho dê ăn, vậy là tôi tiến hành làm thử, bằng cách vứt nguồn chà xuống mé sông, rồi thuê xáng múc đất đổ lên. Ngày qua ngày, phù sa bám lại, sau gần chục năm, không chỉ không bị sạt lở mà đất phù sa còn bồi lấn thêm gần cả chục mét".

Ông Huỳnh Phương Nhanh, Chủ tịch UBND xã Việt Thắng, cho biết: "Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 11 vụ sạt lở với tổng chiều dài 1.200 m, gây thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Mặc dù đã có nhiều lần khảo sát và đề xuất phương án khắc phục từ các cơ quan chức năng cấp tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa thể bố trí được nguồn vốn do suất đầu tư khá lớn. Phương án có chi phí thấp nhất cũng lên đến gần 14 triệu đồng/m tới".

Trước tình hình đó, từ mô hình chống sạt lở hiệu quả của hộ ông Huỳnh Văn Cẩm ở ấp So Ðũa, lãnh đạo xã đã tiến hành khảo sát, đánh giá, nghiên cứu và nhân rộng. Ðây là giải pháp mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và tận dụng được nguồn vật tư sẵn có tại địa phương. Giải pháp này của địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả cấp tỉnh năm 2023. Mô hình phòng, chống sạt lở mang lại hiệu quả nói trên của ông Huỳnh Văn Cẩm đã được UBND huyện khen thưởng.

Ông Huỳnh Văn Cẩm ở ấp So Ðũa, xã Việt Thắng, vứt chà xuống mé sông rồi thuê xáng múc đất đổ lên, giữ được đất phù sa, phòng chống sạt lở hiệu quả.

Theo ông Huỳnh Phương Nhanh, việc thực hiện kè chống sạt lở bằng nhánh cây, cành cây rất đơn giản. Người dân chỉ cần đi thu gom nhánh cây, cành cây từ các khu vực rừng trồng, trong vườn, sau đó cắt ngắn thành từng đoạn vừa phải để dễ dàng cắm xuống đất dọc theo bờ sông, đoạn đường bị sạt lở. Cắm chắc chắn để nhánh cây có thể chịu được tác động của sóng nước và triều cường. Kết hợp sử dụng các bao đất để tạo thêm trọng lượng, giúp cây cắm chắc hơn. Sau khi cắm nhánh cây, tiến hành trồng thêm các loại cây phủ xanh như cỏ, dương xỉ để giữ đất và ngăn chặn sự xói mòn. Thường xuyên kiểm tra và bổ sung nhánh cây, cành cây nếu bị hư hỏng hoặc thiếu hụt. Ðồng thời, tiến hành bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hệ thống kè hoạt động hiệu quả.

Giải pháp kè chống sạt lở bằng nhánh cây, cành cây mang lại kết quả khả quan tại xã Việt Thắng, không chỉ giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, bảo vệ các tuyến đường giao thông và diện tích đất nông nghiệp, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ðồng thời, việc triển khai giải pháp này cũng giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ hạ tầng và môi trường.

Ông Lê Hoàng Sông, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã Việt Thắng, chia sẻ: "Giải pháp này không chỉ chi phí thấp, mà còn rất bền vững. Chúng tôi thấy được sự thay đổi rõ rệt từ khi áp dụng".

Kè chống sạt lở bằng cành cây, nhánh cây đang được nhân rộng tại nhiều tuyến đường có nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã Việt Thắng.

Từ giải pháp kè chống sạt lở hiệu quả, thiết thực đã và đang được triển khai thực hiện, lãnh đạo UBND xã cũng đã chỉ đạo chi bộ các ấp tham quan mô hình và có kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tại các tuyến đường có nguy cơ sạt lở và tuyến đường đã sạt lở trên địa bàn.

Tình trạng sạt lở tại xã Việt Thắng vẫn đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi các giải pháp kịp thời, hiệu quả để bảo vệ tài sản và đời sống người dân. Giải pháp kè chống sạt lở bằng nhánh cây, cành cây là hướng đi mới, mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp và tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương. Với sự nỗ lực của chính quyền và sự chung tay của người dân, hy vọng rằng tình trạng sạt lở trên địa bàn sẽ được kiểm soát.

 

Phúc Duy

 

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Chuyện không riêng của nam giới

Cà Mau là một trong những địa phương thường xuyên phải đối mặt với thiên tai nên việc nâng cao năng lực phòng, chống cho chị em phụ nữ là điều cấp thiết. Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tăng cường năng lực về phòng chống thiên tai (PCTT) cho hội viên.

Giải pháp mới, hiệu quả trong phòng, chống sạt lở

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở tại xã Việt Thắng, huyện Phú Tân diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Các mô hình và công trình kè chống sạt lở truyền thống dù mang lại hiệu quả nhưng suất đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân vẫn coi việc làm kè chống sạt lở là trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, một giải pháp mới đã được nghiên cứu và áp dụng tại địa phương, mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp, người dân dễ thực hiện, đó là kè chống sạt lở bằng cành cây, nhánh cây.

An toàn hơn trước thiên tai

Từng bước giúp người dân có nhà ở kiên cố đủ khả năng chống chịu, hạn chế thiệt hại do bão, gió mạnh, là một trong những giải pháp đã được triển khai nhiều năm qua, ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Từ nhiều nguồn vốn, hàng ngàn căn nhà tạm đã được thay thế bằng những căn nhà kiên cố để người dân có chỗ ở an toàn hơn, yên tâm lao động sản xuất.

Ðủ “hành trang” khi khai thác trên biển

Những cơn mưa xuất hiện với tần suất càng dày hơn, những đợt gió mỗi lúc một mạnh lên, triều cường ngày càng cao hơn..., là dấu hiệu cảnh báo hiểm nguy luôn rình rập trong cuộc mưu sinh của cư dân ven biển.

Chủ động ứng phó lúc chuyển mùa

Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện sinh thái tự nhiên và cơ cấu các vùng sản xuất, bên cạnh các mặt tích cực, huyện Trần Văn Thời được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Dự báo phải kịp thời, chính xác để giảm thiệt hại

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây thiên tai diễn ra ngày càng bất thường, khốc liệt và không theo quy luật. Ðể chủ động phòng, chống hiệu quả, việc dự báo từ sớm, từ xa các hình thái của thiên tai có ý nghĩa rất quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.