ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:43:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng ngừa tội phạm mua bán người

Báo Cà Mau Thông tin từ Công an tỉnh Cà Mau, tình hình tội phạm mua bán người (MBN) thời gian qua còn diễn biến phức tạp, các đối tượng MBN sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm che mắt các cơ quan chức năng để đưa nạn nhân qua biên giới.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng MBN.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh luôn túc trực tiếp nhận, xác minh tin báo tố giác tội phạm... nhằm đấu tranh, triệt phá các băng nhóm, đường dây tội phạm mua bán người và các hành vi có liên quan.

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, cho biết: “Bằng nhiều hình thức, thủ đoạn MBN ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có sự cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng trong nước với các đối tượng nước ngoài, dụ dỗ, lừa gạt, lôi kéo các nạn nhân để thực hiện hành vi MBN. Ðặc biệt, tội phạm triệt để khai thác vào tính tham lam, hám lợi, muốn thay đổi cuộc sống của một số phụ nữ để giới thiệu việc làm, mai mối lấy chồng nước ngoài, đưa người xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động nhằm mục đích MBN".

Thời gian gần đây, các hình thức MBN phổ biến tại Việt Nam như: cưỡng bức lao động (lao động bất hợp pháp, lao động thời vụ, xuất khẩu lao động qua biên giới); cưỡng ép kết hôn (tổ chức xem mặt, chọn vợ, kết hôn giả, đưa người ra nước ngoài bán làm vợ...); mua bán trẻ em (cho nhận con nuôi, mua bán trẻ sơ sinh, mang thai hộ); bóc lột tình dục (lừa bán vào các hoạt động mại dâm, cưỡng ép tình dục); mua bán nội tạng (cho, nhận, hiến, tặng các bộ phận) và các hình thức khác.

Theo Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, rất khó xác định nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán trong các vụ án MBN. Bởi nạn nhân thường bị mua bán ra nước ngoài, đối tượng và nạn nhân ở nước ngoài khó xác minh, xác định, chứng cứ ít, chủ yếu căn cứ vào lời khai, tố giác của người nhà nạn nhân. Theo đó, việc xác minh, giải cứu nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài mất rất nhiều thời gian. Việc xác minh thông tin, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp tốn nhiều thời gian, làm chậm tiến độ điều tra...

Hằng năm, Công an tỉnh tham mưu triển khai thực hiện các kế hoạch về phòng, chống và thực hiện các đợt cao điểm phòng, chống MBN. Từ năm 2021 đến nay, Công an tỉnh chưa khởi tố về tội phạm MBN, song, đã khởi tố 3 vụ án, 5 bị can về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”. So với 2 năm trước ít hơn 1 vụ; năm 2020 khởi tố 1 vụ, 2 bị can về tội “MBN dưới 16 tuổi”, tuyên án mỗi bị cáo 12 năm tù giam, có 1 nạn nhân được giải cứu.

Theo nhận định tình hình tội phạm MBN còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm đưa ra các giải pháp quyết liệt đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng cho biết: “Ðể ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm MBN, cần sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường... lồng ghép vào các buổi họp của ấp, tổ dân phố, các buổi nói chuyện chuyên đề với học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên..., truyền thông sâu rộng về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm MBN. Ðặc biệt, chú ý nhóm đối tượng có nguy cơ cao (giới trẻ, phụ nữ, trẻ em), các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, địa bàn có nhiều phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày không rõ lý do...), nâng cao ý thức phòng ngừa, không để các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo".

Ðồng thời, tổ chức tiếp nhận, xác minh tin báo tố giác tội phạm, các thông tin tài liệu trên báo chí hoặc của các tổ chức xã hội, công an các địa phương... nhằm phát hiện tội phạm, xác lập đấu tranh, triệt phá các băng nhóm, đường dây tội phạm MBN và các hành vi có liên quan. Ngoài ra, phát động quần chúng Nhân dân tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự, phát hiện tố giác các đối tượng nghi vấn phạm tội MBN, các hành vi có liên quan qua hộp thư tố giác tội phạm và số điện thoại đường dây nóng của Trang thông tin điện tử Công an tỉnh, góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm MBN trên địa bàn tỉnh./.

 

Hồng Nhung

 

"Ðiểm đen" trên Quốc lộ 1

Lưu lượng xe tham gia giao thông cao, tình trạng buôn bán lấn chiếm lề đường, ý thức người tham gia giao thông hạn chế... là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây trên Quốc lộ 1, đoạn từ cầu Lương Thế Trân (thuộc ấp Năm Ðảm, xã Lương Thế Trân) đi qua chợ Nhà Phấn (thuộc địa bàn xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước).

Học Bác thi đua quyết thắng

Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được Ðảng uỷ, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Cái Nước quán triệt sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng vũ trang, gắn với phong trào Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Cần có sự nghiên cứu thấu đáo

Theo dự kiến, ngày 26/6/2024, đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu biểu quyết riêng một điều khoản về quy định nồng độ cồn bằng 0 khi điều khiển phương tiện, khi thông qua dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Còn nhiều rủi ro trong giao thông thuỷ

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, cho biết: "Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) đường thuỷ trên địa bàn tỉnh Cà Mau tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro. Thông qua công tác kiểm tra, nắm tình hình cho thấy, tại nhiều địa phương vẫn còn để xảy ra những vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ TNGT rất cao".

Công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2024 đạt chất lượng cao

Chiều 21/6, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi dự và chỉ đạo hội nghị.

Làm cho thi đua trở thành việc làm thường xuyên

“Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau là một trong những lá cờ đầu trong thực hiện phòng trào thi đua của lực lượng và địa phương, là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay, sáng tạo, để Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhân rộng ra các tỉnh, thành phố trong cả nước”, Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Uỷ viên BCH Đảng bộ, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), đánh giá tại Đại hội thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức, sáng ngày 21/6.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh vùng biển Tây Nam

Trong 6 tháng đầu năm, với quyết tâm chính trị và nỗ lực cố gắng cao nhất, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao; trực tiếp góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.