ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-10-24 22:46:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ

Báo Cà Mau Tại Cà Mau đã ghi nhận 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (ÐMK), hiện đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Tính chung khu vực phía Nam, từ đầu năm 2023 đến nay đã ghi nhận 153 trường hợp mắc bệnh ÐMK tại 13/20 tỉnh, thành phố, trong đó có 7 trường hợp tử vong liên quan bệnh ÐMK (TP Hồ Chí Minh 6 ca, Kiên Giang 1 ca).

Bác sĩ Ðoàn Văn Nam, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế quốc tế - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết, ÐMK là bệnh truyền nhiễm nhóm B, gây dịch. Ðây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút ÐMK gây ra. Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong, đặc biệt trên nhóm người bị suy giảm miễn dịch nặng. Các biến chứng là nhiễm trùng da, niêm mạc; viêm mô tế bào, viêm mô mềm hoại tử; nhiễm trùng giác mạc; viêm phổi, suy hô hấp; viêm não; nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng; viêm tắc mạch bạch huyết. 

ÐMK có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người, qua tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục, tiếp xúc với tổn thương da, dịch cơ thể, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Các biện pháp phòng ngừa chung để chống lây nhiễm ÐMK là tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh ÐMK). Tránh tiếp xúc trực tiếp với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm ÐMK, như khăn trải giường, quần áo người bệnh. Cách ly, điều trị người bệnh tại nhà hoặc cơ sở y tế tuỳ theo tình trạng bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/động vật nghi ngờ nhiễm bệnh. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, để phòng bệnh ÐMK, cần tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi ngờ bệnh, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. (Ảnh mang tính chất minh hoạ)

Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin, sử dụng vắc xin để phòng bệnh ÐMK cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Ðể phòng lây nhiễm tại các cơ sở điều trị phải thực hiện nghiêm việc cách ly các trường hợp bệnh nghi ngờ và xác định; tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với nhân viên y tế, người chăm sóc và người bệnh khác tại các cơ sở điều trị theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Bác sĩ Ðoàn Văn Nam cho biết thêm, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn về điều trị cũng như phòng, chống dịch ÐMK để sẵn sàng đáp ứng với dịch bệnh khi xâm nhập vào tỉnh; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đến các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn về các giải pháp ứng phó với dịch phù hợp với diễn biến của dịch bệnh theo từng giai đoạn; tăng cường công tác phối hợp truyền thông phòng, chống bệnh ÐMK tại cộng đồng bằng nhiều hình thức; tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn huyện, thành phố; phát hiện sớm, tiến hành điều tra làm rõ các yếu tố dịch tễ liên quan, điều tra, truy vết, xác định tất cả người tiếp xúc gần. Nhân viên y tế lập danh sách, hướng dẫn đối tượng tự theo dõi sức khoẻ trong 21 ngày, từ ngày tiếp xúc cuối cùng. Thực hiện tập huấn giám sát, xử lý ổ dịch bệnh ÐMK cho trung tâm y tế huyện, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn.

“Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, để phòng chống bệnh ÐMK, ngành y tế khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh ÐMK, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Ðồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc gần với người khác, bao gồm cả quan hệ tình dục. Ðảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khoẻ”./.

 

Quỳnh Anh - Băng Thanh - Lê Tuấn

 

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Cải thiện tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Trẻ hay mắc bệnh, phát triển kém mặc dù đã được bổ sung đầy đủ các chất nhưng trẻ vẫn không lên cân, thậm chí còn còi xương, chậm lớn là điều khiến không ít phụ huynh lo lắng và băn khoăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do bé kém hấp thu, dẫn đến không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Theo ông Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau: "Ðơn vị vừa xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mưa bão, lụt năm 2024".

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.