ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 02:10:22

Phụ huynh, giáo viên phản ứng tiền phí qua cầu

Báo Cà Mau Để đến trường dạy và học, giáo viên, học sinh khu vực xã Tân Bằng (huyện Thới Bình) phải bỏ ra 4.000 đồng/lượt (xe máy) khi qua cầu. Trong khi đó, đại diện UBND xã Tân Bằng khẳng định đây là những đối tượng này được miễn tiền phí khi qua cầu.

Có mặt tại Trường Tiểu học Tân Bằng sáng 11/9, tiếp xúc với chúng tôi, rất nhiều phụ huynh không giấu nỗi sự bức xúc và phản ứng về tiền phí khi đưa con đến trường. Nhiều phụ huynh chia sẻ, đối với cấp tiểu học, những đứa trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt là khối lớp 1 không thể tự đạp xe đến trường, việc phụ huynh đưa rước là lựa chọn duy nhất. Thế nhưng, nhiều trường hợp bên kia sông Trẹm bắt buộc phải qua cầu treo bởi đây là trục đường duy nhất để di chuyển đến trường. Mỗi lượt đi phải bỏ ra 4.000 đồng tiền phí qua cầu, tốn 8.000 đồng cho 1 buổi học (đi và về). 

Đây là chiếc cầu treo do một doanh nghiệp tư nhân xây dựng, bắt qua sông trẹm thuộc địa phận ấp Tân Bằng, huyện Thới Bình. 

Có con học tại Trường Tiểu học Tân Bằng, chị T. phản ứng: "Ở nông thôn, tiền bạc rất hạn chế, dù thấy 4.000 đồng rất nhỏ, những ngày này qua tháng nọ thì số tiền phải bỏ ra hoàn toàn không nhỏ". Một phụ huynh khác, chị H. chia sẻ: "Nhà tôi ở bên kia sông, không mấy khá giả. Hàng ngày, tôi phải đưa con đến trường, để đỡ tốn tiền phí qua cầu, tôi chọn luôn cách ở lại đến khi cháu tan học, chở về luôn".

Theo tìm hiểu của phóng viên, rất nhiều phụ huynh lựa chọn ở lại đến cuối buổi đón con tan học như chị H. nhằm tiết kiệm tiền phí qua cầu.

Không chỉ có phụ huynh hay học sinh đi trên xe gắn máy phải bỏ ra khoản phí qua cầu, ngay những giáo viên ở địa phương cũng chịu chung tình cảnh này. Một giáo viên Trường Tiểu học Tân Bằng cho biết, việc thu phí khi qua cầu đã được thực hiện từ khi cầu mới đưa vào sử dụng. Vì thế, 1 ngày đi dạy, giáo viên này phải bỏ ra số tiền 16.000 đồng để qua cầu. 

Được biết, Trường Tiểu học Tân Bằng có hơn 10 giáo viên đến trường phải qua cây cầu thu phí này.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi tìm đến vị trí chiếc cầu treo mà phụ huynh và giáo viên phản ứng. Gần 11 giờ trưa, chưa đầy 15 phút, có rất nhiều lượt học sinh và phụ huynh đi về. Như những gì phản ánh, hầu hết học sinh đi trên xe gắn máy đều phải trả tiền phí, trừ phương tiện là xe đạp. Còn phụ huynh đều phải trả tiền để qua cầu.

Nhân viên làm việc tại cầu treo thu tiền đối với một học sinh đi trên xe gắn máy sáng 11/9.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của phóng viên, ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng cho biết: "Qua xác minh, những ngày qua có việc thu phí đối với phụ huynh chở con, cũng có trường hợp không thu. Nguyên nhân được chủ doanh nghiệp đưa ra là không xác định được có thật sự là chở con đi học hay không?!". 

"Quan điểm của địa phương là việc thu phí phải được thực hiện đúng theo quy định. Đối với giáo viên, cán bộ đi làm nhiệm vụ và học sinh là những đối tượng được miễn tiền phí khi lưu thông qua cầu. Khi phát hiện thu sai quy định thì sẽ lập biên bản. Nếu có trường hợp này xảy ra, người dân trực tiếp phản ánh với lãnh đạo UBND xã để xã xử lý theo quy định", ông Phương nhấn mạnh.

Được biết, cầu treo bắt qua sông Trẹm thuộc địa phận ấp Tân Bằng, xã Tân Bằng, do một doanh nghiệp tư nhân tại địa phương trúng thầu xây dựng vào năm 2008. Cầu được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo thuận lợi cho người dân lưu thông, phát triển kinh tế. Thế nhưng, việc thu phí đối với những nhóm đối tượng, mà theo lãnh đạo xã Tân Bằng là được miễn, như những gì đã và đang diễn ra đã gây nhiều bức xúc. Thiết nghĩ, ngành chức năng, địa phương cần có sự can thiệp để có cách giải quyết thoả đáng, đảm bảo hài hoà lợi ích các bên cũng như tuân thủ nghiêm những quy định đã có./.

 

Văn Đum

 

 

Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh cấp THPT

Sáng ngày 1/12, tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức khai mạc Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) học sinh cấp THPT tỉnh Cà Mau lần thứ I năm 2023.

Cho con cái chữ vào đời

“Không có tài sản gì để cho con sau này, chỉ biết cố gắng lao động từng ngày lo cho con ăn học. Tài sản cho con là cái chữ, là nghề nghiệp để sau này nó tự lo thân”, suy nghĩ của anh Lê Văn Nổ (Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau), cũng là suy nghĩ của nhiều phụ huynh đang ngày ngày đổ giọt mồ hôi nuôi niềm hy vọng về tương lai tươi sáng cho con em mình.

Góc dân gian trong trường mầm non

Để làm mới các góc học tập, vui chơi, nhiều điểm trường mầm non, mẫu giáo tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoại khoá, giờ lên lớp để giáo dục truyền thống văn hoá cho các em. Ðây cũng là phương pháp học tập mới, giúp trẻ phát huy sức sáng tạo, tăng khả năng vận động ngoài trời, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Cô giáo nặng tình với quê hương

Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Dớn Hàng Gòn (thuộc Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh), cô giáo Trịnh Hà Giang, Phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, luôn dành tình yêu đặc biệt cho quê hương.

Hoa đẹp học đường

Ðam mê, chăm chỉ học tiếng Anh từ bé, dù mới học lớp 4 nhưng cô học trò nhỏ Ngô Nhã Trâm (học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau) đã gặt hái nhiều thành tích đáng khâm phục.

Những món quà tri ân “đốn tim” thầy cô của Gen Z

Cũng có quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhưng “độc - lạ - siêu dễ thương và cũng lầy lội mà ấm áp dữ lắm”, cô Lê Kiều Diễm, chủ nhiệm lớp 12X10, Trường THPT Cà Mau, chia sẻ trong niềm hạnh phúc khó tả.

Những người thầy không đứng trên bục giảng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để tôn vinh nghề giáo, những người đã và đang ngày ngày dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến những ước mơ, những bến bờ thành công trong tương lai. Mặc dù có phần trầm lặng hơn so với những người thầy trong ngành giáo dục, nhưng những người thầy trong lĩnh vực thể thao vẫn có hạnh phúc riêng mỗi khi đến ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Ðối với họ, hạnh phúc rất đơn giản, bình dị, thầm lặng giống như cái nghề họ đã chọn.

Hạnh phúc khi được làm nghề giáo

Hơn 11 năm công tác trong nghề, cô Nguyễn Thanh Mai, giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn, Phường 9, TP Cà Mau, luôn được đồng nghiệp quý mến, lãnh đạo tin tưởng, học sinh vâng lời. Bản thân cô Nguyễn Thanh Mai luôn nỗ lực phấn đấu, tận tâm, trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp trồng người.

Lan toả niềm đam mê tiếng Anh

Chung đam mê tiếng Anh và mong muốn lan toả niềm đam mê với bộ môn này, cũng như giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể học tốt tiếng Anh, dự án "Người yêu Anh" được ra đời và nhóm học sinh tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển đã sắm vai "người thầy", đưa kiến thức tiếng Anh hữu ích đến với các bạn.

Niềm vui trường đạt chuẩn mức độ 2

Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau đã đẩy mạnh đầu tư công tác này. Thành phố hiện có 53 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường THCS Phan Bội Châu (Phường 4) là trường đầu tiên ở cấp THCS trên địa bàn thành phố đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.