ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-10-24 07:11:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ miền biển lan toả phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Báo Cà Mau Trong xã hội ngày nay, phụ nữ không chỉ là người xây tổ ấm, giữ lửa hạnh phúc gia đình, mà còn phát huy vai trò nêu gương, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ). Ðiển hình như chị em phụ nữ thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời.

Thị trấn Sông Ðốc là trung tâm kinh tế biển lớn nhất tỉnh Cà Mau, có 1.115 phương tiện khai thác thuỷ sản, trong đó có 679 phương tiện 15 m trở lên. Ngoài ra, còn có hàng trăm phương tiện của các tỉnh khác thường xuyên ra vào thị trấn trao đổi, mua bán hàng hoá, đặc biệt là vào thời điểm con nước lên, số ngư phủ và người dân tứ xứ ra vào tấp nập.

Bên cạnh sự sầm uất, giàu có thì Sông Ðốc cũng được biết đến là địa phương phức tạp về an ninh trật tự (ANTT). Do đó, công tác bảo đảm ANTT, an toàn xã hội (ATXH), bảo vệ an ninh biên giới biển quốc gia là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân thị trấn. Chung sức thực hiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn đã phát huy và huy động sức mạnh tổng hợp của hội viên trong phong trào bảo vệ ANTQ, giữ gìn trật tự, ATXH.

Là cửa biển lớn, sầm uất, thị trấn Sông Ðốc luôn tiềm ẩn điểm nóng về ANTT.

Là cửa biển lớn, sầm uất, thị trấn Sông Ðốc luôn tiềm ẩn điểm nóng về ANTT.

Từ đa dạng hình thức tuyên truyền...  

Hội LHPN thị trấn có 14 chi hội (trong đó có 1 chi hội ở đảo Hòn Chuối), với 3.394 hội viên, gồm 89 tổ hội.

Bà Ngô Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch Hội LHPN thị trấn, cho biết: “Công tác đoàn kết, tập hợp, vận động hội viên tích cực hưởng ứng các phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”, “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng như: lồng ghép trong sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ, hoạt động tư vấn pháp luật, tham gia hoà giải ở cơ sở; tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh biên giới, an ninh trên môi trường mạng, biển đảo, không để những phần từ xấu dụ dỗ, lợi dụng phụ nữ tham gia khiếu kiện đông người, vượt cấp; nâng cao nhận thức, tích cực phòng chống tội phạm, đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn buôn bán phụ nữ, trẻ em... Ðặc biệt, các cấp hội phụ nữ thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền cho chị em phụ nữ vận động chồng con không tham gia khai thác, đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, tích cực ra khơi bám biển để bảo vệ chủ quyền vùng biển, lãnh thổ quốc gia Việt Nam”.

Phụ nữ thị trấn Sông Ðốc thường xuyên cùng nhau tìm hiểu các thông tin trên tài liệu tuyên truyền, từ đó có hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với tình hình thực tế.

Phụ nữ thị trấn Sông Ðốc thường xuyên cùng nhau tìm hiểu các thông tin trên tài liệu tuyên truyền, từ đó có hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với tình hình thực tế.

Theo đó, trong 5 năm qua (2019-2024), các chi, tổ hội phụ nữ tổ chức lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt để tuyên truyền pháp luật được 395 cuộc, cho trên 10 ngàn lượt chị em phụ nữ tham dự và hướng dẫn chị em phổ biến lại cho gia đình, người thân biết, vận động mọi người chấp hành tốt, không vi phạm. Ðồng thời, vận động phụ nữ tích cực tham gia ngăn ngừa và tố giác tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội (TNXH). Hằng năm, có trên 2.800 phụ nữ đăng ký thực hiện không vi phạm pháp luật và các TNXH.

Qua hoạt động đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tiêu biểu. Ðiển hình như chị Phan Thị Nhiên, Chi hội trưởng Chi hội Khóm 1, đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương đến từng gia đình vận động ký cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về biển đảo; tuyên truyền phòng chống các TNXH, giữ gìn ANTT, ATXH; đồng thời tích cực giúp đỡ, cảm hoá người vi phạm pháp luật, người đã cai nghiện để họ tái hoà nhập cộng đồng, xây dựng mối quan hệ thâm tình.

Chị Nhiên chia sẻ: “Thông qua các mô hình, các câu lạc bộ ở khóm đã góp phần giải quyết các tình huống, vụ việc phức tạp, điểm nóng về ANTT, nhất là các vụ việc liên quan đến khiếu kiện, tranh chấp; tình hình tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ và dư luận xã hội được nắm bắt kịp thời để phản ánh với tổ chức hội, cấp uỷ, chính quyền địa phương”.

... Ðến đi đầu các phong trào thi đua

Trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phần lớn các mô hình đều có sự tham gia của hội viên phụ nữ các cấp như: mô hình “Tiếng loa an ninh”, mô hình “Khu dân cư tự quản về ANTT”, mô hình “Câu lạc bộ nhà trọ, nhà cho thuê tháng an toàn về ANTT”; mô hình “Cổng trường an toàn về ANTT” tại Trường THPT Sông Ðốc, Trường THCS 1 Sông Ðốc. Ðặc biệt, mô hình “Ánh sáng an ninh” đã vận động được 353 hộ dân lắp 370 bóng đèn trước nhà và thắp sáng vào ban đêm; mô hình “Camera an ninh” vận động Nhân dân và doanh nghiệp lắp đặt tại 531 cơ quan, doanh nghiệp, hộ dân, với 2.320 mắt, góp phần tích cực trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và TNXH.

Cũng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phụ nữ thị trấn đã xây dựng và quản lý 3 câu lạc bộ phòng chống tội phạm, TNXH, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS trên địa bàn, gồm 56 thành viên; củng cố 345 tổ Nhân dân tự quản..., góp phần mang lại hiệu quả thiết thực đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, TNXH, xây dựng và lan toả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở địa bàn cơ sở.

Thực hiện Chương trình “Ðồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, Hội LHPN thị trấn phối hợp với Ðồn biên phòng triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo sức lan toả và nhận được sự chung tay của cộng đồng. “Thông qua chương trình, nhiều hội viên, phụ nữ nghèo ở địa phương vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm sát cánh cùng lực lượng biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Qua đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, phòng, chống tội phạm và TNXH; giúp chị em hiểu, trân trọng hơn giá trị của sự bình yên trên khu vực biên giới biển nơi mình sinh sống”, bà Ngô Thị Tuyết Mai phấn khởi cho biết.

Chiều 19/7 vừa qua, tại tỉnh Hậu Giang, Bộ Công an phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương Phụ nữ điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khu vực phía Nam, giai đoạn 2019-2024. Hội LHPN thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị được tuyên dương tại hội nghị.

Sát cánh cùng hội viên nghèo

Không chỉ đi đầu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phụ nữ thị trấn Sông Ðốc còn kề vai sát cánh cùng hội viên nghèo.

Tính đến nay, Hội LHPN thị trấn duy trì và củng cố 13 chi hội, 60 tổ hội phụ nữ đạt vững mạnh, hoạt động ngày càng đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình hạnh phúc; xây dựng nguồn vốn nội lực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được trên 1,9 tỷ đồng, hỗ trợ 500 lượt chị có thêm vốn làm ăn. Phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ 1.233 hộ vay, với số tiền trên 17 tỷ đồng, làm vốn cho hộ gia đình sản xuất, mua bán. Phối hợp mở 10 lớp dạy nghề cho 250 người và giới thiệu việc làm cho 73 lao động, góp phần giảm thời gian nhàn rỗi trong chị em, tăng thu nhập cho gia đình, đặc biệt làm giảm tình trạng tham gia TNXH do không có việc làm. Vận động xây dựng nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được 30 triệu đồng, giúp 3 chị. Thực hiện chương trình "Tiếp sức em đến trường", hội đã trao 45 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, tổng số tiền 22,5 triệu đồng.   

Từ những kết quả trên, Hội LHPN thị trấn Sông Ðốc đã góp phần tích cực trong công tác chuyển hoá địa bàn phức tạp về ANTT, xứng đáng là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, giai đoạn 2019-2024./.

 

Quỳnh Anh

 

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bắt giữ tàu chở hơn 70 ngàn lít dầu trái phép

Tàu chở trên 70 ngàn lít dầu DO trái phép bị bắt giữ trên vùng biển Tây Nam đã được dẫn giải về Cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4) tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Phối hợp bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, việc phối hợp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) được sự quan tâm tích cực từ các đơn vị (Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Cùng với đó, thông qua công tác phối hợp đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt nhiều kết quả quan trọng".

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Ðấu tranh với thông tin xấu, độc trên không gian mạng

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đã và đang triệt để lợi dụng không gian mạng để đăng tải các thông tin xấu, độc, sai sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội và đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phát huy tốt vai trò của tuổi trẻ LLVT tỉnh trong đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc ấy, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng trong tình hình mới.

Khai thác đi đôi với bảo tồn

Từ tuyên truyền vận động, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cho đến thành lập tổ quản lý cộng đồng, tổ chức phát động phong trào thi đua ở cả 3 cấp, tiến hành các hoạt động bảo tồn khôi phục nguồn lợi cá đồng... đó là hàng loạt giải pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản (KTTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

Cùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, các ngành, đơn vị, địa phương chức năng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh khá chặt chẽ, đạt kết quả khả quan.