ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 11-11-24 09:02:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sông Ông Ðốc - Ðịa danh huyền thoại

Báo Cà Mau Sông Ông Ðốc là địa danh gắn liền với thời khẩn hoang, mở đất của tiền nhân ở Cà Mau. Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, sông Ông Ðốc luôn có vai trò, vị trí hết sức quan trọng; là nhân chứng xuyên suốt của nhiều biến thiên thời cuộc trọng đại. Ðôi nét phác hoạ về địa danh sông Ông Ðốc từ các nguồn tư liệu lịch sử - giai thoại để trân quý hơn công lao, ký thác của người đi trước; để hiểu thêm và yêu thêm quê hương Cà Mau.

Về vị trí địa lý, sông Ông Ðốc bắt nguồn từ ngã ba sông Cái Tàu và Sông Trẹm (hay còn gọi là sông Trèm Trẹm) chảy về hướng Tây, đổ ra vịnh Thái Lan tại cửa biển Ông Ðốc. Ðịa bạ triều Nguyễn dưới thời Minh Mạng (1836) có nhắc tới hàng loạt cửa biển trọng yếu ở Cà Mau: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp), Hoàng Giang (cửa Ông Ðốc). Theo mô tả, trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên (Cà Mau lúc này thuộc huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên) thì có chợ Hoàng Giang.

Trong cuốn “Cà Mau xưa” của tác giả Huỳnh Minh và Nghê Văn Lương, sông Ông Ðốc có tên gọi là Khoa Giang. Về tên gọi "sông Ông Ðốc", cuốn sách nêu trên dẫn lời thuật lại của ông Tri phủ Trần Văn Từ rằng, khi Gia Long từ vàm sông Cái Tàu theo sông Khoa Giang để đi về hướng đảo Thổ Châu, sang Xiêm La cầu viện thì bị quân Tây Sơn truy bức rất rát: “Ông Ðô đốc thuỷ binh Nguyễn Văn Vàng (ăn theo họ vua) bèn tâu với vua xin ngài cởi hoàng bào ra cho ông mặc, đặng ở lại phía sau cản trở quân giặc. Nhờ đó, Gia Long bình an vô sự, còn ông Ðô đốc Vàng bị quân Tây Sơn giết, thây chìm lịm dưới sông sâu”.

Sông Ông Ðốc. Ảnh: MINH TẤN

Giai thoại về Ðô đốc Nguyễn Văn Vàng liều mình cứu vua từ đó được dân gian truyền tụng, ca ngợi thành tên gọi sông Ông Ðốc, dù chính sử không ghi lại cặn kẽ nhưng đến nay là giả thuyết thuyết phục nhất về sự hình thành địa danh này. Ở Cà Mau, có thể điểm qua nhiều địa danh khác gắn với thời “Gia Long bôn tẩu” như: Ao Kho (TP Cà Mau), Ao Vua (huyện Cái Nước), Ðền Công Chúa (huyện U Minh), Chắc Băng (huyện Thới Bình)... cùng với những giai thoại dân gian liên quan.

Về sau này, địa danh sông Ông Ðốc được giản lược và trở thành tên gọi hành chính với cửa biển Sông Ðốc, chợ Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc (thuộc huyện Trần Văn Thời). Ven 2 bờ tả hữu sông Ông Ðốc là những địa danh gợi nhớ, gợi thương của xứ sở như: Cái Tàu, Rạch Giếng, Rạch Cui, Rạch Ráng hay Xóm Sở, Cán Dù, Nỗng Kè, Ông Tự, Tham Trơi...

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc, sông Ông Ðốc là nơi diễn ra nhiều trận đánh lớn với chiến công vang dội của quân và dân ta. Ðặc biệt, sự kiện tập kết 200 ngày đêm lịch sử tại Cà Mau sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 được coi là mốc son chói lọi, dấu ấn không thể nào phai đã diễn ra trên dòng sông huyền thoại. Khi ấy, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu, đã mô tả: “Người ta gọi vàm sông Ông Ðốc là Thủ đô của Nam Bộ, nhộn nhịp lắm, đông vui lắm”.

Tại thị trấn Sông Ðốc, cư dân bao đời nay sinh sống bằng nghề biển còn có tín ngưỡng thờ Cá Ông “Nam Hải Ðại tướng quân” với Lễ hội Nghinh Ông đặc sắc diễn ra vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 2 âm lịch hằng năm.

Lễ hội Nghinh Ông. Ảnh: NHẬT MINH

Hiện nay, cửa biển Sông Ðốc là một trong những cửa biển trọng yếu của Cà Mau gắn với mục tiêu hướng biển, bám biển, làm giàu từ kinh tế biển và nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thị trấn Sông Ðốc được quy hoạch là một trong những cực đô thị động lực phát triển của tỉnh Cà Mau. Cùng với đó, với trục giao thông Ðông - Tây nối cửa biển Sông Ðốc với cửa biển Gành Hào đã mở ra cơ hội, xung lực phát triển mới cho toàn tuyến. Mới đây nhất, cầu sông Ông Ðốc đã chính thức khánh thành với niềm vui rộn rã, xoá thế đò giang cách trở, tạo điều kiện cho sự vươn lên mạnh mẽ của thị trấn phố biển.

Sông Ông Ðốc, địa danh huyền thoại lắng đọng bao lớp trầm tích thời gian, biến thiên lịch sử, mãi mãi là niềm tự hào, là máu thịt của đất và người Cà Mau trong quá khứ, hiện tại và tương lai./.

 

Hải Nguyên

 

Mắm ngon từ con tôm, con ruốc

Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.

Hạ thuỷ ghe Ngo chùa Cao Dân

Đối với người Khmer, chiếc ghe Ngo là sản phẩm văn hoá độc đáo, là biểu tượng của sự no ấm, sung túc của phum sóc, nên việc sửa chữa, đóng mới và hạ thuỷ ghe ngo là vô cùng quan trọng.

Arsenal đứt mạch bất bại

Trước Inter Milan thi đấu quá bản lĩnh trên sân nhà, Arsenal phải nhận trận thua đầu tiên tại đấu trường Champions League mùa bóng năm nay.

Tân HLV Man Utd đánh bại Man City

Rạng sáng nay, sân cỏ châu Âu sáng đèn trở lại bằng loạt trận tiếp theo Champions League. Với lợi thế sân nhà và lối chơi đầy tốc độ, Sporting Lisbon đã giành chiến thắng đầy thuyết phục khi đối đầu với Man City.

Bóng lăn vòng 10 NHA: Liverpool độc chiếm ngôi đầu

Sau hai ngày khởi tranh, vòng 10 giải Ngoại hạng Anh đã khép lại với rất nhiều diễn biến bất ngờ. Nếu như cả Man City, Arsenal, Chelsea và Man Utd đều không có niềm vui, thì Liverpool đã xuất sắc giành trọn 3 điểm để độc chiếm ngôi đầu.

BIDV Cà Mau khởi động Giải chạy “Tết ấm cho người nghèo - Xuân Ất Tỵ 2025”

Sáng 2/11, tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau, giải chạy "Tết ấm cho người nghèo - Xuân Ất Tỵ 2025" chính thức được khởi động, đánh dấu mùa thứ 6 của sự kiện đầy ý nghĩa này. Hoạt động nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để mang lại cái Tết đủ đầy, ấm áp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Giải vô địch Thể hình Quốc gia năm 2024 thành công tốt đẹp

Sau gần 2 ngày tranh tài ở vòng bán kết và chung kết, Giải vô địch Thể hình Quốc gia năm 2024 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Tối 31/ 10, Ban tổ chức đã tiến hành trao giải cho các vận động viên, các đoàn vận động viên đạt thành tích cao tại giải.

Dự kiến khoảng 6.000 vận động viên tham gia Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam

Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam được gắn với hoạt động Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống cách mạng hào hùng của Nhân dân Nam Bộ nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng, sẽ được tổ chức vào tháng 11/2024 với sự tham gia của khoảng 6.000 vận động viên...

Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam

Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam được gắn với hoạt động Sự kiện tập kết ra Bắc (1954 – 2024), nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng hào hùng của nhân dân Nam Bộ nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng. Quảng bá hình ảnh địa phương thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và các sản phẩm du lịch; tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Khu Công nghiệp hiện đại Khí – Điện – Đạm Cà Mau, đặc biệt là hình ảnh đất nước, con người Cà Mau, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.