ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 21-5-24 01:39:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tưng bừng Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Báo Cà Mau Trong 3 ngày, từ 23-25/3 (ngày 14-16/2 âm lịch), tại thị trấn Sống Đốc, huyện Trần Văn Thời diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, trong đó phần lễ chính vào ngày 15/2 âm lịch.

Năm nay là lần thứ 99 lễ hội được diễn ra kể từ lần đầu tiên khi Lăng thờ cá Voi (cá Ông) của làng chài Sông Đốc được xây dựng năm 1925. Lễ hội tín ngưỡng dân gian này đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2021.

Ban Trị sự cùng các hội tập trung tại sân chuẩn bị nghi lễ Nghinh Ông.

Vật phẩm dâng cúng Ông.

Với người dân làm nghề biển, họ xem cá Voi là loài vật thiêng liêng, ví như vị thần Đại tướng quân Nam Hải độ trì hộ mệnh ghe tàu ra khơi khai thác thuỷ sản, khi gặp nạn sóng to gió lớn sẽ được Ông nâng đỡ. Vì vậy mà hầu hết các làng chài ven biển Việt Nam nói chung, Sông Đốc nói riêng đều xây dựng lăng thờ khi Ông luỵ.

Ông Trần Minh Đặng, Chánh vạn Lăng Ông Sông Đốc, đánh trống khai lễ.

Nghi thức cúng tế được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ tại Lăng Ông Sông Đốc. 

Chánh chủ Lăng Ông Sông Đốc, ông Trần Văn Quốc cho biết, lễ Nghinh Ông có những nghi thức cúng tế rất riêng, mang đậm bản sắc văn hoá của ngư dân Sông Đốc, được Ban Trị sự Lăng Ông cùng với chính quyền và nhân dân Sông Đốc gìn giữ, trao truyền và phát huy, thông qua những dịp lễ hội. Phần lễ được bắt đầu từ nghi thức cúng tế, tiếp theo là nghi thức rước Long Đình từ Vạn Lăng Nam Hải với cung nữ, hội ông, hội bà cùng đội cầm cờ nước, cờ phướng, kích, trống, lân…, cùng hàng ngàn người tham gia diễu hành từ Lăng Ông đến Cảng cá Sông Đốc trước khi đưa xuống tàu ra biển nghinh Ông.

Năm nay, lễ Nghinh Ông trên biển có hàng trăm phương tiện tàu cá cùng hàng ngàn người tham gia rước Ông. Chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng: biên phòng, thanh tra giao thông, kiểm ngư… trên địa bàn Sông Đốc tăng cường tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn tàu thuyền, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Đoàn diễu hành qua thị trấn Sông Đốc.

Đoàn phương tiện diễu hành trên sông Ông Đốc để tiến ra biển.

Rất nhiều ghe tàu trang trí cờ hoa, băng rôn rực rỡ tham gia ra biển nghinh Ông.

Ở phần hội, nhiều hoạt động được tổ chức, tạo không khí tưng bừng, như: thi bơi thúng; trò chơi dân gian bắt vịt trên sông; thi kéo co; biểu diễn múa lân;  biểu diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giao lưu giữa các tài tử, múa dân vũ; triển lãm tư liệu hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý”,…

Hội thi vá lưới là dịp để chị em phụ nữ miền biển thể hiện tài năng tay nghề và sự khéo léo của mình trong công việc hậu cần nghề biển, cũng như tạo tinh thần đoàn kết vui tươi sau những ngày lao động.

Hội thi bóng chuyền chào mừng Lễ hội Nghinh Ông đã thu hút rất nhiều thanh niên các khóm, các đơn vị ban ngành, đoàn thể thị trấn tham gia tranh tài sôi nổi, hào hứng.

Hội thi bơi thuyền thúng lần đầu tiên được tổ chức trong dịp Lễ hội Nghinh Ông, thu hút nhiều ngư phủ tham gia.

Biểu diễn múa lân tạo sinh khí cho Lễ hội Nghinh Ông thêm rộn ràng.

Nhiều người dân xem triển lãm tư liệu hình ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng pháp lý”.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc với ý nghĩa mong cầu mưa thuận gió hoà, trời yên, biển lặng, ngư dân khai thác biển trúng được nhiều cá tôm, an toàn và thuận lợi. Việc thực hành nghi thức tín ngưỡng này còn giúp gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết, tương thân tương ái, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá, tín ngưỡng dân gian rất độc đáo của người dân miền biển Cà Mau./.

 

Huỳnh Lâm

“Ốc đảo” xanh giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương (Phường 5, TP Cà Mau) là một trong số ít không gian công cộng được phủ cây xanh, như một "ốc đảo" ngay tại trung tâm TP Cà Mau. Những ngày thời tiết oi bức, có khá nhiều người dân đến đây vào lúc xế chiều, vừa thư giãn, vừa rèn luyện thể dục. Nơi đây có hồ nước rộng, góp phần giải nhiệt mùa nắng nóng.

Ðánh thức tiềm năng Hòn Khoai

Nằm ở phía Ðông Nam mũi Cà Mau, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, cách đất liền tại bãi Khai Long (xã Ðất Mũi) hơn 6 hải lý, Hòn Khoai có vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh, là tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển, vùng lãnh hải phía Tây Nam Tổ quốc.

Sản vật xứ rừng U Minh

Vùng đất rừng U Minh Hạ phong phú sản vật, được người dân địa phương chế biến thành nhiều món ăn dân dã, mang hương vị đặc trưng, gói trọn trong đó tình đất, tình người, đã níu chân người đến ở, nhắc nhớ người đi xa lưu luyến nhớ về.

“Lộc biển” ở cửa Bồ Ðề

Cuối tháng 3 âm lịch, vào mùa khai thác ruốc, thời điểm mọi người hay nói vui là mùa “săn lộc biển”, chúng tôi theo chân ngư dân xã Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển) ra cửa biển Bồ Ðề (giáp ranh 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển) đánh ruốc. Chạy vỏ máy tầm 30 phút từ đất liền ra biển, sinh khí đánh bắt trên biển tấp nập, vui hẳn, nhất là khi những đục ruốc nặng tay được kéo lên.

Nuôi cua công nghệ cao

Xuất phát từ thực tế việc nuôi cua quảng canh rất khó kiểm soát về dịch bệnh và chế độ ăn, dẫn đến tỷ lệ con giống bị hao hụt cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, đã nghiên cứu, áp dụng mô hình nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc tuần hoàn, bước đầu mang lại hiệu quả.

Những loài cây đặc hữu ở Trường Sa

Đến với quần đảo Trường Sa, vùng hải đảo máu thịt của Tổ quốc, là đến với những điều kỳ diệu. Nơi đây, lớp lớp cha ông đã dùng máu xương để khẳng định, gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước. Nối tiếp ý chí ấy, quân và dân Trường Sa hôm nay luôn kề vai, chung sức để bảo vệ, dựng xây vùng biển đảo vững mạnh, giàu đẹp, trường tồn.

Cà Mau chuyển mình

Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, không chỉ có trang sử vẻ vang những chiến tích oai hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cùng dân tộc đi đến đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn khẳng định sức vươn mình mạnh mẽ trong công cuộc kiến thiết ở thời bình.

Tưởng nhớ và tri ân!

Đất nước Việt Nam ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, lớp lớp các bậc tiền nhân đã hy sinh để khai phá, bảo vệ, giữ gìn từng tấc đất bờ cõi, vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Một ngày làm chiến sĩ

Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 83 năm Ngày Thành lập Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), Trường Tiểu học Trí Phải Tây (xã Trí Lực, huyện Thới Bình) phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự và Hội đồng Ðội xã Trí Lực tổ chức hoạt động trải nghiệm “Một ngày làm chiến sĩ” cho học sinh trường.

Những cửa biển ven đê

Đứng trước biển quê hương bao la, con người trở nên nhỏ bé nhưng cũng vô cùng tự tại và tự hào khi Mũi Cà Mau - địa đầu cực Nam Tổ quốc, là địa phương duy nhất trên dải đất hình chữ S có 3 mặt giáp biển Ðông và biển Tây, với rất nhiều cửa sông, cửa biển.