ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 01:27:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hợp long cầu qua sông Ông Đốc

Báo Cà Mau Sau hơn 2 năm khởi công xây dựng, sáng nay, 11/11, cầu qua sông Ông Đốc đã chính thức hợp long, nối liền bờ Nam và bờ Bắc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Đây là dự án cầu lớn nhất từ trước đến nay do tỉnh Cà Mau thực hiện đầu tư. Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt đến dự và thực hiện nghi thức hợp long cầu.

Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt (thứ 3 từ trái sang) cùng lãnh đạo UBND huyện Trần Văn Thời, Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thực hiện nghi thức hợp long cầu qua sông Ông Đốc.

Vị trí hợp long giữa cầu sông Ông Đốc với đốt dầm dài 2m, ngang 13m, được đơn vị thi công đổ 17 m3 bê tông.

Cầu qua Sông Ông Đốc có vai trò quan trọng trong việc nối thông suốt trục đường ven biển Tây tỉnh Cà Mau và trục đường Đông Tây của tỉnh, hình thành hệ thống giao thông liên hoàn từ Đông sang Tây và kết nối với đường ven biển của các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, kinh tế xã hội thị trấn Sông Đốc nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung.

Phát biểu tại buổi lễ hợp long cầu, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt biểu dương Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông tỉnh đã tích cực thi công, quản lý chặt chẽ công trình; biểu dương địa phương hỗ trợ tích cực trong công tác giải phóng măt bằng, vận động tốt Nhân dân, được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ, công trình thi công được thuận lợi. Đồng thời, mong muốn đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công trình, hạng mục còn lại để thông xe đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt chỉ đạo đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, hạng mục còn lại để thông xe đúng tiến độ, trước ngày 15/12.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông tỉnh Cà Mau, hiện công trình đã đạt hơn 90% khối lượng. Đơn vị thi công sẽ tập trung hoàn thiện các hạng mục còn lại như: lắp lan can, thảm mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông... để đưa công trình vào sử dụng cuối năm nay.

Đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục còn lại để kịp tiến độ thông xe theo kế hoạch.

Được biết, Dự án cầu qua sông Ông Đốc được khởi công tháng cuối 10/2021 với tổng chiều dài 1,42 km. Trong đó, cầu chính dài khoảng 690 m, rộng 13m, đường dẫn vào cầu có lộ giới theo quy hoạch rộng 30m phía bờ Bắc và rộng 40m phía bờ Nam, tốc thiết kế 50 km/h. Tổng vốn đầu tư gần 640 tỷ đồng. Do Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông Cà Mau làm chủ đầu tư.

Cầu qua sông Ông Đốc hoàn thành nối liền 2 bờ Nam và bờ Bắc của thị trấn Sông Đốc, hình thành hệ thống giao thông liên hoàn từ Đông sang Tây và kết nối với đường ven biển của các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị. 

Hồng Nhung

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.